"Cơ quan chức năng Việt Nam đã chú ý đến thông tin này. Chúng tôi cũng đề nghị phía Trung Quốc thực hiện nghiêm nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về tuyên truyền hữu nghị, khách quan, củng cố cơ sở xã hội thuận lợi cho phát triển quan hệ hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm nay trả lời câu hỏi của VnExpress về thông tin phim Đội quân vương bài của Tru🧸ng Quốc có chi tiết xuyên tạc sự thật cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Na꧅m.
Bà Hằng cho biết chủ trương nhất quán của Việt Nam đố﷽i với vấn đề lịch sử là gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, nhìn nhận lịch sử một cách đúng đắn và khách quan. Việt Nam mong muốn các bên có những việc làm 🍬thiết thực để đóng góp cho quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.
Trước đó, trailer phim Đội quân vương bài được tung ra trên mạng xã hội Baidu của Trung Quốc. Một số blogger tóm tắt nội dung, cho biết phim lấy bối cảnh thập niên 1980 khi "quân đội Việt Nam ngày càng lớn mạnh, có ý đồ với lãnh thổ Trung Quốc, phát động các cuộc xâm lấn Trung 𒁏Quốc ở biên giới...".
Theo trang lcyu, trailer và poster cho thấy phim dành thời lượng nói về cuộc chiến ở biên giới phía Bắc của Việt Nam. Còn theo trang Manyanu, phim nói về "lính Trung Quốc trong cuộc chiến♛ phản công tự vệ t꧑rước Việt Nam".
Trong trailer phim, nhiều khán giả chỉ ra chi tiết phục trang diễn viên mặc tương tự quân phục lính Trung Quốc thời kỳ nước này tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979. Video giới thiệu phim còn có cảnh đội quân Trung Quốc bắn đạn pháo và một số phân cảnh 🐽chiến đấu với lực lượng sử dụng súng AK, ngụy trang lá cây. Pháo binh là lực lượng được Trung Quốc sử dụng nhiều nhất trong các trận chiến ở Vị Xuyên (Hà Giang).
Ở các diễn ༒đàn, nhiều người Việt đã phản đối những hình ảnh gây liên tưởng trong trailer cũng như nội dung tóm tắt phim trên Weibo.
Rạng sáng 17/2/1979, hơn 600.000 quân Trung Quốc đồng loạt tấn công biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Các🐼 lực lượng vũ trang, dân quân và đồng bào dân tộc biên giới chiến đấu tại chỗ, buộc họ rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.
Trung Quốc sau đó không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới, quấy phá lãnh thổ Việt Nam, khiến chiến sự tiếp diễn suốt nhiều năm sau đó. Đến năm 19💮88, tình hình biên giới dần lắng dịu khi hai bên chủ động rút dần🦹 quân.
Vũ Anh