"Chủ trương nhất quán của Việt Nam là hoạt động trên biển của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần tuân thủ những quy định liên quဣan của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 𓃲(UNCLOS) năm 1982", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 22/7.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi được đề nghị bình luận thông tin Anh sẽ triển khai hai tàu chiến thường trực ở các vùng biển châu Á. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh các bên cần đóng góp có trách nhiệm cho duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật t🐬ự thượng tôn pháp luật, hợp tác trên biển vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm 20/7 cho biết nước này sẽ chỉ định hai chiến hạm hiện diện thường xuyên tại châu Á từ cuối năm 2021, sau đợt triển khai đầu tiên của nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth. Thông tin được đưa r🍃a trong thông cáo chung giữa ông Wallace với người đồng cấp Nhật Bản Nobuo Kishi.
Khi được hỏi các chiến🐼 hạm của hải quân Anh sẽ hoạt động từ cảng nào ở châu Á, phát ngôn viên đại sứ quán Anh tại Nhật Bản cho hay hai tàu chiến sẽ không đồn tr♛ú tại căn cứ thường trực nào trong khu vực.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh cùng nhóm chiến hạm hộ tống dự kiến tới Nhật Bản vào tháng 9, trên hành trình thực hiện chuyến♋ đi đầu tiên vòng quanh thế giới. Nhóm chiến hạm dự kiến đi q𝓡ua khu vực Biển Đông để đến Nhật Bản, cũng như ghé thăm Ấn Độ, Singapore và Hàn Quốc trên hải trình của mình.
Sau khi tới Nhật Bản, Queen Elizabeth và các chiến hạm hộ tốn꧑g sẽ tách ra để cập các căn cứ hải quân khác nhau của 👍Mỹ và Nhật Bản. Tàu Queen Elizabeth dự kiến cập cảng Yokosuka, nơi đặt trụ sở Bộ Chỉ huy Lực lượng Hải quân Mỹ tại Nhật Bản và đóng quân thường trực của tàu sân bay USS Ronald Reagan.
Vũ Anh