"Có 43% dân săn tê giác đến từ Việt Nam", ông Đỗ Quang Tùng, giám đốc cơ quan quản lý CITES (Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã), thông báo tại một hội thảo hôm qu🎃a. Theo ông Tùng, 🍌Việt Nam là thị trường trung chuyển lớn nhất thế giới về sừng tê giác.
Ông Tùng cho rằng các cơ quan quản lý có thể điều tra và phá bỏ các đường dây buôn lậu bởi hiện trên mạng đang đăng tr꧃àn làn các lời rao bán sừng tê, kèm cả số điện thoại và email.
Bà Teresa Telecky, giám đốc Bộ phận động vật hoang dã (HIS) 🔯cho biết༺, năm 2007, Nam Phi có 17 con tê giác bị giết. Năm 2013, con số này lên đến hơn 1.000 con. Theo dự báo, năm nay lượng tê giác bị bắn hạ khoảng 1.500 con, tăng theo cấp số nhân.
“Toàn thế giới còn khoảng 28 nghìn tê giác, với tốc độ săn bắn như hiện ཧnay, chẳng bao lâu nữa loài này sẽ tuyệt chủng”, bà Telecky nhận định.
Theo bà Telecky nói rằng Việt Nam và Trun𓄧g Quốc đứng đầu thế giới trong việc tiêu thụ sừng tê giác. “Với 90 triệu dân,꧙ chỉ cần một phần triệu người Việt Nam dùng sừng tê giác đã có 90 con bị giết để lấy sừng".
Đại diện HIS cũng cảnh báo nguy cơ đối với 🔴sức khỏe con người khi sử dụng sừng tê không rõ nguồn gốc. "Hầu hết tê giác ở châu Phi được chính phủ tiêm thuốc độc vào sừng. Thuốc khô🍬ng gây hại cho con vật này nhưng sẽ cực kì nguy hiểm cho người dùng", bà nói.
Đại diện Chi cục Hải q♚uan sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, sừng tê giác nhập lậu vào nước ta nhiều nhất từ các nước Arab, Ấn Độ… Trong năm 2013, hải quan sân bay bắt giữ 4 vụ, thu 27 sừng. 7 tháng đầu năm nay đã phát hiện 1 vụ, thu giữ 5 sừng, tổng trọng lượng 13 kg.
Theo GS Ng♉uyễn Lân Dũng, tại Việt Nam, sừng tê được đồn đại giúp cường dương, chữa bách bệnh, tăng sức khỏe… nên có nhiều người tìm mua và khiến giá đội lên hàng chục triệu đồng một gram. Lợi nhuận cao thúc đẩy những kẻ săn trộm và buôn bán sừng của loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này. Lợi nhuận cũng khiến nhiều người rao bán sừng tê giả, làm từ sừng trâu châu Phi hoặc động vật khác.
Ông Dũng phân tích, cấu tạo của sừng tê đa phần là keratin, giống hoàn toàn móng tay, móng ඣchân, tóc con người, không có các tác dụng kỳ diệu như những lời đồn thổi.
Theo ông Đỗ Quang Hùng, giá♑m đốc CITES, vận chuyển lậu động vật hoang dã từ châu Phi về Việt Nam còn kéo theo nguy cơ lan truyền của virut Ebola, căn bệnh đang hoành hành ở châu Phi và không có thuốc đặc trị.
Duy Trần