Với 19 chiến thắng trong ngày 21/5, Việt Nam nâng thành tích lên 181 HC vàng. Còn Thái Lan giành thêm 10 HC vàng nhưng vẫn bị chủ nhà bỏ cách ba chữ số huy chương. Trong ngày thi cuối 22/5, chỉ còn 61 bộ huy chương được trao, trong đó có cả 13 nội dung của quyền Anh (boxing). Điều ♏đó giúp chủ nhà sớm đứng đầu toàn đoàn, tr🐈ong khi thứ bậc các đoàn khác vẫn có thể thay đổi.
Đây là kết quả được dự báo, khi Việt Nam cũng đặt chỉ tiêu 140 HC vàng. Trong 30 kỳ Đại hội trước đó, có tới 17 lần chủ nhà đứng đầu b🦹ảng tổng sắp. Tại SEA Games 22, Việt Nam làm chủ nhà và cũng lần đầu nhất toàn đoàn. Đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai Đại hội, và cũng là lần thứ hai dẫn đầu.
Dù đảm bảo vị trí số một, Việt Nam vẫn có thể phấn đấu thành đoàn thể thao mạnh nhất lịch sử 🎉Đại hội. Danh hiệu này đang thuộc về Indonesia, với 194 HC vàng tại SEA Games 19 năm 1997 ở Jakarta. Việt Nam cần kiếm thêm 14 HC vàng trong ngày thi cuối, để lập kỷ lục mới ở Đại hội.
Mục tiêu phá kỷ lục nằm trong tầm tay Việt Nam, thậm chí chủ nhà có thể chạm mốc 200 HC vàng. Trong ngày thi cuối, đoàn sẽ giành ít nhất hai HC vàng, khi chung kết carom 3 băng và quần vợt đơn nam đều là cuộc đấu nội bộ chủ nhà. Chưa kể "mỏ vàng" lặn trao sáu bộ huy chương, năm võ sĩ Việt Nam vào chung kết quyền Anh, chín trên 10 ❀trận chung kết Muay có võ sĩ chủ nhà, chưa kể các môn tiềm năℱng khác như vovinam, cử tạ, đua xe đạp, bắn súng, bóng chuyền và bóng đá cũng có thể đem về huy chương.
Không chỉ áp đảo các đoàn khác về tổng huy chương, Việt Nam còn bỏ xa ở hai môn Olympic cơ bản gồm điền kinh và bơi. Số HC của chủ nhà ở hai môn này là 33, hơn đoàn thứ hai Singapore tới 11 ♏HC vàng.
Xuân Bình