Đăng đàn trong phiên chất vấn của Quốc hội chiều 6/11, Phó thủ tướng Trịnh Đĩnh Dũng đã giải trình về các nỗ lực của Chính phủ trong tháo gỡ "thẻ vàng" t𝓰huỷ sản của Uỷ ban châu Âu (EC).
Theo ông, Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp, tuy nhiên, "vẫn còn tình trạng tàu cá nước ta đánh bắt trái phép ở vùng biển nước൲ ngoài".
"Tình trạng này phải chấm dứt. Nếu không được gỡ thẻ vàng, thậm chí bị nâng mức cảnh báo th𝓀ẻ đỏ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường🌃 xuất khẩu của thuỷ sản, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và đời sống người dân", ông Dũng nói và đề nghị đại biểu Quốc hội ở 28 tỉnh, thành ven biển cùng vận động ngư dân thực hiện tốt các khuyến nghị của EC.
Trước đó, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển🌃 nông thôn Nguyễn Xuân Cường nói, EC cấm hành vi khai thác hải sản trái phép, không khai báo và khai báo khô✅ng chính xác. Việt Nam bị rút "thẻ vàng", đồng nghĩa thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất.
"Trước đây, Việt Nam đã có những sai phạm về đánh bắt và khai báo sai, do đó ngày 23/10/2017, EU rút thẻ vàng. Từ đó đến nay, chúng ta đã có nhiều động thái tích cực để khắc phục", ông Cường giải thích thêm và cho hay, sau 2 năm, EC công nhận khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã tiệm cận tiêu ch🐭uẩn quốc tế và không có vi phạm ở khu vực các quốc đảo trên Thái Bình Dương; tuy nhiên vẫn còn một số vi phạm ở vùng biển phía Nam.
T🦩heo ông Cường, EU đang cử phái đoàn sang Việt Nam để kiểm tra lần thứ 2, "quan điểm của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn là sẽ phấn đấu để EU gỡ bỏ thẻ vàng, dù điều này được xác định rất khó khăn".
"Xuất khẩu thuỷ, hải sản sang EU chỉ mấy trăm triệu USD, nhưng đây là danh d🥃ự của Vi🥂ệt Nam. Nếu gỡ được thẻ vàng thì thủy sản nước ta có thể đi các nước một cách hiên ngang. Chúng ta hãy chung tay tái cơ cấu ngành hải sản theo hướng bền vững", ông Cường nhấn mওạnh.
Đề cập đến các giải pháp phát triển ngành thuỷ sản, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho hay, Việt Nam hဣiện nằm trong số những quốc gia có sản lượng thuỷ sản hàng đầu thế giới. Năm 2018, tổng﷽ sản lượng thuỷ sản đạt 7,7 triệu tấn, xuất khẩu đạt hơn 9 tỷ USD. Từ đầu năm 2019 đến nay, xuất khẩu thuỷ sản đạt 7,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng thừa nhận, ngành thuỷ sản Việt Nam đang gặp nhi༒ều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, hệ thống hạ tầng còn lạc hậu, tổ chức sản xuất chưa đạt hiệu quả cao khiến giá trị giá sản phẩm còn thấp, ảnh hưởng đến sức cạnh ꧂tranh.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung tái cấu trúc ngành thuỷ sản theo hướng tổ chức chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm từ khâu đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến, xuất khẩཧu và bảo quản tiêu thụ.
"Ngành thuỷ sản sẽ chuyển từ nuôi trồng, khai thác theo phương thức truyền thống sang ứng dụng công nghệ mới", Phó thủ tướng nói và cho biết, đội tàu thuyền, trang thiết bị cho ngư dân cũng sẽ được hiện đại hoá để nâng caꩲo hiệu quả.
Chính phủ ưu tiên vốn đầu tư phát triển các dự án hạ tầng cấp thiết như cảng cá🎃, khu neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản ở duyên hải và đồng bằng sông Cửu Long.
Chương trình hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng tàu (nghị định 67) sẽ được điều chỉnh, loại bỏ chính sách🃏 không còn phù hợp, khuyến kh𝐆ích phát triển các đội tàu viễn dương.
Quốc hội chất vấn trong 3 ngày (6 - 8/11). Thủ tướng và 4 Bộ trưởng: Nông nghiệp Phát triển nông thôn; Công Thương; Nội v💃ụ và Thông tin Truyền thông sẽ trả lời chất vấn.