"Việt Nam kiên trì lập trường nguyên tắc ൲tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, phản đối các hành động sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, chủ trương giải quyết các tranh chấp, nhất là các tranh chấp ở Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 và các nguyên tắc ứng xử chung ở khu vực", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm nay phát biểu trước gần 2.000 đại biểu tham dự Phiên thảo luận chung của Đạiཧ hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 132 tại Hà Nội.
Phó thủ tướng nhấn mạnh tất cả các nước cần tăng cường xây dựng lòng tin chiến lược, thúc đẩy hợp tác tìm giải pháp lâu dài, thỏa đáng cho các thách thức đối với hòa bình và an ninh khu vực, nhất là các tranh chấp lãnh thổ, biển đảo. Đặc biệt, các nước lớn cần thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình, tôn trọng các lợi ích chính đáng của các nước vừa và nhỏ, tránh nh🍌ững hành động làm phức tạp thêm tình hình khu vực.
Trong bối cảnh còn bất ổn và nguy cơ xung đột ở nhiều nơi trên thế giớ🥀i, Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia cần tôn trọng luật pháp quốc tế, từ bỏ việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Hơn lúc nào hết, các quốc gia thành viên, không phân biệt lớn - nhỏ, giàu - nghèo đều phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, chuẩn mực, quy định của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ.
"Mục tiêu của đường lối đối ngoại của Việt Nam là hòa bình, hợp tác và phát triển.Việt Nam chủ trương là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì phồn vinh của mỗi dân tộc, vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hòa hiếu, hữu nghị với tất cả các nước, nhất là các nước láng giềng, khu vực và trên thế giới, kiên trì phấn đấu cùng các nước trong cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự thế giới công bằng và bình đẳng 🐓dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng luôn coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, diễn đàn đa phương đối với các vấn đề an ninh, phát triển của khu vực và thế giới.
Năm 2015, với việc hình thành cộng đồng có dân số 600 triệu người và GDP 2.500 tỷ USD, ASEAN sẽ trở thành một thực thể có vai trò ngày càng quan trọng ở khu vực. Việt Nam cam kết tiếp tục cùng các nước thà🔯nh viên ASEAN tăng cường hơn nữa quan hệ với các đối tác đối thoại, trong cũng như ngoài khu vực, nhằm biến Châu Á - Thái Bình Dương trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển.
IPU, ra đời 126 năm trước, là diễn đàn thường trực đầu tiên về đàm phán chính trị đa phương và trung tâm đố🐼i thoại n♋goại giao nghị viện toàn cầu. Việc đăng cai tổ chức Đại hội đồng IPU lần thứ 🏅132 thể hiện mong m✅uốn và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp thực chất và hiệu quả cho công việc của Liên minh.
Phương Vũ