"Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và các hành vi có liên quan, vì đã vi ꦬphạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam", bà Lê Th꧒ị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trong họp báo thường kỳ chiều 15/10.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi của VnExpress, đề nghị xác minh và bình luận thông tin từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã đăng ký hơn 400 công ty ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thông tin này được Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu🌸 chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ, công bố trên website hôm 22/9.
Theo AMTI, hồ sơ doanh nghiệp công khai cho thấy đến tháng 6/2019, khoảng 446 doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhỏ đã đăng ký kinh doanh ở ജcái gọi là "thành phố Tam Sa", với tổng số vốn đăng ký của 307ܫ doanh nghiệp trong số đó lên tới 1,2 tỷ USD.
Chính quyền cái gọi là "thành phố Tam Sa" đã đề ra mô hình "đăng ký ở Tam Sa, nộp th💎uế cho Tam Sa" nhưng hoạt động ở nơi khác. Với mô hình này, 2/3 công ty đăng ký ở "thành phố Tam Sa" có địa chỉ hoạt động ở nơi khác.
Theo bà Hằng, các hành vi của Trung Quốc có liên quan đến cái gọi là "thành phố Tam Sa" làꦺ không có giá trị, không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình ở Biển Đông, khu vực và thế giới.
Quần đ🌺ảo Hoàng Sa🅺 thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974.
"Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình♕ ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa",♛ bà Hằng nhắc lại.