Sáng 7/10,🎃 tại hội thảo chia sẻ ứng dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ thông minh và hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã thông tin về hoạt động xây dựng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Đây cũng là nội dung các chuyên gia đến từ các nước thành viên thuộc Tổ chức năng suất châu Á (APO) chia sẻ tại hội thảo nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ thông minh và ứng dụng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng thực phẩ♔m tại các quốc gia thành viên.
Ông Linh cho ꩵbiết, bộ tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041 đã được Việt Nam ban hành năm 2017, đưa ra tiêu chuẩn chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; trồng trọt; chăn nuôi và yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ. Việc xây dựng hạ tầng chất lượng để hỗ trợ các h🤡ợp tác xã và người dân trong sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cũng được thực hiện.
Theo Đề án 100 của Chính phủ ban hành, Tổng cục đang chủ trì vi✱ệc xây dựng🐎 cổng dữ liệu truy xuất nguồn gốc quốc gia. Mục tiêu chung của cổng thông tin nhằm đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, cung cấp kiến thức về truy xuất nguồn gốc...
Cổng thông tin truy🌺 xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia bao gồm൲ hệ thống phần cứng, phần mềm để phục vụ việc cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở kết nối với hệ thống truy xuất nguồn gốc của các bộ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các hệ thống quốc tế được công nhận. "Theo kế hoạch đến năm 2025 cổng thông tin này đi vào vận hành nhưng chúng tôi đang cố gắng để hoàn thành trước thời gian này", ông Linh cho biết.
Tại hội thảo, các chuyên gia đế🍷n từ Canada, Thụy Sĩ và Ấn Độ... cũng chia sẻ về xu hướng ứng dụng công nghệ nông nghiệp hữu cơ thông minh và hệ thốn🍰g truy xuất nguồn gốc thông minh trên nền tảng web ứng dụng trong xuất nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ được phát triển bởi các tổ chức USDA, EU và cơ quan quản lý của Ấn Độ.
Theo ông Linh, các nước thành viên chia sẻ kinh nghiệm, cách thức triển 🦋khai sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp lý, hạ tầ🌳ng để sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ gắn với truy xuất nguồn gốc, giúp sản phẩm nông sản Việt Nam đáp ứng được các hàng rào kỹ thuật, nâng cao năng lực các tổ chức chứng nhận để quốc tế chấp nhận.
Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 7-11/10 tại Hà Nội với sự thamಌ gia của các nền kinh tế thành viên thuộc Tổ chức năng suất châu Á (APO), gồm: Bangladesh, Campuchia, Đài Loan, Fiji, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Các thành viên của APO🅰 có vai trò nghiên cứu nhu cầu, thúc đẩy các liên minh kinh tế giữa các thành viên, phát triển các phương pháp tăng năng suất và khả năng cạnh tranh.