Jobers R. Bersales, một nhà khảo cổ Philippines, vừa trở về từ Việt Nam vào cuối tháng 9. Dưới đây là chia sẻ của ông Bersales trên báo Cebu Daily News ngày 3/10.
Lần đầu tiên tôi đặt chân đến quốc gia từng in dấu bom đạn này là năm 𒁃2009, khi tham gia một hội nghị với hàng trăm nhà khảo cổ ở Hà Nội - hệt như sự kiện tôi vừa dự tại Huế tuần trước.
Hà Nội năm𝄹 2009 không có nhiều dòng người hối hả như thủ đô tôi mới ghé thăm. Những con đường rộng rãi chạy quanh hồ Hoàn Kiếm nay đã cấm toàn bộ xe cộ vào cuối tuần. Khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới giờ có vô số lựa chọn về chốn ăn nghỉ khi những khách sạn mọc lên như nấm.
Qua hơn nửa thế kỷ th🃏ực dân Pháp cai trị, Hà Nội còn lưu giữ nhiều nét kiến trúc Pháp với vô số 🌳không gian xanh, những con đường rợp bóng cây, công viên, đài phun nước... Thậm chí, du khách còn có thể ngắm cảnh thành phố trên xe buýt hai tầng màu đỏ, thứ phương tiện thường chỉ xuất hiện tại những quốc gia phát triển. Manila và Cebu đều chưa có.
Đây đã là lần th🐟ứ tư trở lại 𒆙Việt Nam mà tôi vẫn không hết ngạc nhiên trước lòng mến khách của đất nước này.
Những điểm dừng chân phổ biến với du khách như TP HCM, Huế, Đà Nẵng và Hội An, người dân rất thân thiện, tới mức bạn không bao giờ lo bị lạc. Tại mỗi quận trung tâm thành phố, du khách luôn tìm thấy một trạm thông tin du lịch, thứ chưa xuất hiện ở🎶 Cebu (trừ thành phố Carcar và Argao của Philippines).
Nếu đến Huế, du khách sẽ thấy những khách sạn sang trọng treo biển: "Toilet miễn phí cho du khách". Tôi tin rằng nếu những khách sạn của Cebu có một tấm biển như vậy, Philippines mới đuổi kịp Việ🀅t Nam về lòng hiếu khách.