Tại phiên họp thường kỳ tháng 5, Chính phủ đã thảo luận, nhất꧟ trí với các giải pháp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình nhằm tháo gỡ khó khăn vàꦯ phát triển du lịch.
Theo đề xuất của Bộ🦩, ngoài 16 nước đan🌳g được miễn visa, Việt Nam sẽ mở rộng diện miễn visa đơn phương cho 2 nhóm nước là thị trường trọng điểm, đối tác chiến lược, toàn diện có nguồn khách lớn, nhu cầu lưu trú dài hơn, chi tiêu cao hơn.
Hiệu quả từ việc nới lỏng visa có thể thấy rõ ở ngàn𒈔h du lịch Nhật Bản. Từ tháng 7/2013, nước này đã miễn visa cho khách Thái Lan, Malaysia, kéo ꦿdài thời hạn và cấp visa nhiều lần cho khách Campuchia, Indonesia, Phillipines, Lào, Myanmar, Việt Nam. Do đó, năm 2014 lượng khách du lịch đến Nh🔜ật Bản từ các thị trường này tăng lên đến 70% so với năm trước.
Tại Việt Nam, từ năm ngoái khi miễn visa cho du khách Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga, lượng khách du lịch tăng từ 2 đ♐ến 7 lần, lớn hơn bình quân tăng trưởng khách quốc tế.
Lập quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch
Dự kiến Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch có quy mô 2.000-2.500 tỷ đồng sau 5 năm thành lập. Trong đó 30% là từ ngu🌠ồn ngân sách nhà nước, phần còn lại từ nguồn xã hội hóa và ℱmột số khoản thu từ du lịch.
Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch được sử dụng cho các hoạt động như quảng bá xúc tiến du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; ứng phó giải quyết những vấn đề phát sinh do thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh💦; bảo vệ môi trường đảm bảo an ninh an toàn cho du khách....
Các gi🦄ải pháp trên được đưa ra trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Việꦫt Nam giảm sút. Trong bốn tháng đầu năm nay, lượng khách nước ngoài giảm 12% so với cùng kỳ.
Trước đó, tại hội nghị Các giải pháp cấp bách thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển, những người tham gia cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tì𝔉nh trạng giảm là vướng mắc trong vấn đề xin visa.🐼 Ngoài ra, các yếu tố khách quan như sự cố biển Đông, bất ổn ở Ukraina, kinh tế suy giảm tại Nga, cũng ảnh hưởng tới dòng khách từ nước ngoài vào.
Vy An