Với nhiều nền bóng đá, thất bại chỉ đơn giản là thất bại. Nhưng với một nền bóng đá đang chập chững vươn ra biển lớn như Việt Nam, mỗi thất bại đều có những giá trị nhất định. Có thất bại mang đến những bài học. Có những thất bại giúp hiểu rõ năng lực của bản thân. Và có những thất bại nâng Việt Nam lên một vị thế mới, như trận đấu mới nhất dưới tay Nhật Bản ở tứ kết Asian Cup 2019.
Sau những thành công ở các giải U23 rồi Asiad, bóng đá Việt Nam được xem như một hiện tượng thú vị của châu Á, nhưng cũng chỉ là hiện tượng mà thôi. Chức vô địch AFF Cu𒆙p 2018 khẳng định sự tiến bộ của Việt Nam là có thật. Dù vậy, đó cũng chỉ là một danh hiệu ở Đông Nam Á, khu vực vốn bị xem như vùng trũng bóng đá. Phải tới Asian Cup 2019, cả giới chuyên môn lẫn người hâm mộ châu lục mới thực sự tin rằng bóng đá Việt Nam đã có một bước chuyển mình to lớn. Sự thay đổi ấy đến từ cách Việt Nam chơi ngang ngửa trước Iraq, không chút e sợ trước Iran, vượt qua Jordan trong một thế trận dồn ép, và khiến ứng cử viên vô địch Nhật Bản toát mồ hôi.
Quan trọng hơn, hành trình và những gì họ thể hiện trên đất UAE còn tạo ra trong chính đội ngũ của HLV Park Hang-seo một niềm tin mới vào khả năng củ♐a bản thân. Đội tuyển ra sân chơi châu lục với những bước chân e dè, và trở 🌜về với tâm thế của những người tin rằng họ đã ở rất gần đẳng cấp cao nhất của bóng đá khu vực. Đó cũng là tâm thế của những người tin rằng những gì mà họ đang theo đuổi là đúng đắn. Bóng đá Việt Nam đã tìm thấy một phong cách riêng, và đấy là phong cách có thể mang lại thành công.
Vậy phong cách ấy là gì? Chắc chắn phải là phòng ngự phản công. Những người mơ mộng nhất cũng hiểu rằng ꦏvới thực tế bóng đá Việt Nam hiện tại, đội tuyển không thể chơi tấn công áp đặt. HLV Nguyễn Hữu Thắng đã lựa chọn cách chơi ấy và thất bại. Nhưng đội tuyển cũng không thể phòng ngự phản công theo cách của HLV Toshiya Miura, với quá nhiều bóng dài, quá nặng về thể lực, và về lâu dài là không phù hợp với sức vóc con người Việt Nam. Việt Nam phải phòng ngự phản công, nhưng theo phong cách của thầy Park.
Trước tiên hãy nói về sơ đồ. Nhiều người không hiểu vì lý do gì thường đánh giá thấp các sơ đồ. Nhưng trong bóng đá, sơ đồ cũng giống như bộ khung, nếu khung không chắc, không phù hợp với những vật liệu hiện có, thì có đ👍ắp cái gì lên cũng hỏng. Park Hang-seo, người chắc chắn đã nghiên cứu rất kỹ đặc điểm của bóng đá Việt Nam trước khi🧸 chính thức tiếp quản ghế HLV trưởng, đã chọn được một bộ khung rất chuẩn. Từ đội U23, Olympic tới đội tuyển, chúng ta luôn trung thành với một bộ khung là sơ đồ năm hậu vệ, và phòng ngự theo mid-block (khối giữa).
Tại sao lại là năm hậu vệ? Với sức vóc của người Việt Nam, hàng thủ bốn người là không đủ để lấp hết các khoảng trống. Trong khi đó, nếu chơi với năm hậu vệ, ngay cả khi hai cầu thủ chạy cánh đều đã dâng cao, chúng ta vẫn còn ba trung vệ án ngữ trước khung thành, nguy cơ để thua từ những pha phản công sẽ giảm đi đáng kể. Trong các tình huống đối phương tấn công, khi một trung vệ phải dâng lên gây sức ép với cầu thủ sắp nhận bóng của đối phương, sau lಞưng anh ta vẫn còn nguyên một hàng thủ bốn người.
Vậy tại sao lại là mid-block? Đơn giản vì đó là lựa chọn tốt nhất. High-block (pressing trên phần sân của đối phương) quá rủi ro và tốn thể lực, chỉ thích hợp dùng trong 𝓡một số thời điểm nhấn định. Còn low-block (tạm gọi là đổ bê-tông), lựa chọn thường xuyên của các đội tuyển Việt Nam khi đối mặt với các đối thủ vượt tầm trước đây, không ngăn được đối phương treo bóng vào vòng cấm, cũng rất nguy hiểm khi phải đối mặt với những đội bóng có thể hình tốt.
Với 5-⛦4-1 và mid-block, tuyển Việt Nam không kiểm soát được bóng, nhưng có thể kiểm soát được không gian. Định hướng di chuyển của các cầu thủ ở hàng tiền vệ là ngăn đối phương triển khai bóng qua trung lộ. Trung vệ của đối phương được phép giữ bóng, nhưng nếu một tiền vệ trung tâm của h♍ọ lùi về nhận bóng thì một tiền vệ sẽ lập tức gây sức ép. Mục đích chính là ép đối phương phải đưa bóng ra biên. Ở đó, các tuyển thủ Việt Nam có thể tổ chức vây ráp để cướp lại bóng, bởi đường biên ngang sẽ đóng vai trò như một hậu vệ, khiến không gian chơi bóng của đối phương bị thu hẹp.
Ngoài ra, khi bóng đã ra biên, thì lựa chọn chuyền bóng của đối phương sẽ bị hạn chế. Nếu cả hệ thống có thể nghiêng một cách đồng bộ, thì đối phương sẽ rất khó tiếp tục triển khai bóng lên phía trước. Như ở tình huống dưới đây, cầu thủ ở cánh phải của Nhật Bản không có khả năng đưa bóng trở lại trung lộ, muốn tiếp tục kiểm soát thì chỉ có chuyền về. Lựa chọn tạt bóng cũng không ổn, vì bên trong, các đồng đội của anh ta đều đãඣ bị kiểm soát.
Tất nhiên, trong những thờ♚i đi🧔ểm cụ thể và trước những đối thủ cụ thể, Việt Nam cũng có thể pressing ngay trên phần sân của đối phương, thậm chí gây sức ép với cả thủ môn. Đấy là một lựa chọn mạo hiểm, nhưng nếu làm tốt, chúng ta có thể ngăn đối phương triển khai bóng từ sân nhà và từ đó đẩy được đội hình lên cao một cách ổn định. Thêm một chút may mắn, Việt Nam có thể tìm được cả cơ hội ghi bàn, như tình huống Quang Hải và Văn Đức cướp được bóng trong chân đội trưởng Yoshida của Nhật Bản.
Phòng ngự thông thường luôn dễ hơn tấn công. Chơi tốt khi không bóng là một chuyện, khi có bóng lại là chuyện khác. Nhưng nếu nhìn từ các trận đấu ở Asian Cup 2019, Việt Nam dường như đã xác định được một hướng đi phù hợp. Đó là sử dụng những cầu thủ cây kim - nhỏ người, xoay xở khéo léo trong không gian൲ hẹp - để tấn công vào khoảng trống giữa các tuyến của đối thủ, cả trong những tình huống chuyển trạng thái lẫn những tình huống lên bóng ổn định.
Đó là cách chơi không dễ thực hiện. Nó đòi hỏi cầu thủ nhận bóng phải đủ thông minh để nhận ra khoảng trống phù hợp trên sân, phải đủ nhanh nhẹn để lẻn vào đó trước khi đối thủ phát hiện ra, và phải đủ khéo léo để có thể, b𒐪ằng một chạm, vừa khống chế được bóng vừa chuẩn bị cho tình huống tiếp theo. Nó cũng đòi hỏi cầu♐ thủ chuyền bóng phải có kỹ thuật tốt (các đường chuyền vào khoảng trống thường là những đường chuyền xuyên tuyến, không gian cho đường chuyền rất chật hẹp), và giấu được ý đồ chuyền bóng.
Nhưng đó là cách chơi phù hợp nhất với các cầu thủ của Việt Nam. Những Quang Hải, Công Phượng, Văn Đức đều là những cầu thủ cây kim điển hình, dù về trình độ có thể còn thua xa những siêu sao như Iniesta, Xavi hay David Silva, cũng là những cầu thủ kiểu cây kim. Văn Đức có thể ví như một "raumdeuter"🐬 (kẻ tìm kiếm khoảng trống, biệt danh thường được dùng để gọi tuyển thủ Đức Thomas Mueller), với khả năng phát hiện và khai thác khoảng trống tuyệt vời. Quang Hải là số một về khả năng xoay xở và thoát pressing, chưa kể anh cũng là một người chuyền bóng khai thác khoảng trống xuất sắc.
Nhưng người phù hợp và được hưởng lợi nhiều hơn cả từ cách chơi này là Công Phượng. Không có gì phải tranh cãi về việc anh đã có một giải đấu xuất sắc. Trận đấu với Nhật ꦏBản thậm chí có thể xem là trận đấu hay nhất trong sự nghiệp của anh. Khác biệt nằm ở cách cầu thủ người Nghệ An nhận bóng. Thay vì di chuyển ra biên và nhận bóng bên ngoài khối phòng ngự của đối phương, Công Phượng thường chủ động tấn công vào khoảng trống sau lưng tiền vệ và trước mặt trung vệ của đối thủ. Với một động tác chạm bóng và xoay người tốt, anh có thể lập tức thực hiện những pha đi bóng xộc thẳng vào vòng cấm.
Pha bónꦆg trên là một tình huống phối hợp điển hình của "phong cách Việt Nam". Quang Hải giữ bóng và lôi kéo các tiền🌟 vệ của Nhật Bản, trước khi thực hiện một đường chuyền xuyên tuyến cho Công Phượng. Tiền đạo của HAGL thực hiện pha thoát kèm người rất cơ bản. Anh giả vờ di chuyển xuống buộc trung vệ của đối phương của phải di chuyển theo, sau đó giật lại để thoải mái nhận bóng. Ở tình huống tiếp theo, Phượng đã có thể trả ngang rất thuận lợi cho Hùng Dũng, nhưng cú sút của Dũng lại bị đối phương chặn lại.
Những pha giật lại của Phượng trở thành một đặc điểm quan trọng trong cách tấn công của Việt Nam ở Asian Cup 2019. Khi Phượng giật lại, trung vệ của đối phương bị đặt giữa hai lựa chọn khó khăn như nhau, hoặc là tiếp tục đeo bám, hoặc là giữ vị trí. Giữ vị trí thì Phượng cಞó không gian và thời gian để xoay người. Đeo bám thì để lại khoảng trống. Ở trận đấu với Iran, cơ hội tốt nhất mà Việt Nam có được xuất phát từ một pha di chuyển - phối hợp như thế.
Trong trận đấu với Nhật Bản, một trong những pha phối hợp đẹp nhất của Việt Nam cũng là một tình huống khai thác khoảng trống. Hùng Dũng di chuyển vào giữa bốn cầu thủ phòng ngự của Nhật Bản để nhận đường chuyền từ Q🀅uang Hải, và sau một nhịp xử lý gọn ghẽ, đã đưa được bóng ra biên cho Trọng Hoàng đã băng xuống. Pha căng ngang của Hoàng là rất đẹp, nhưng Công Phượng lại sút hụt. Ở tình huống tiếp theo, Văn Đức cũng không thắng được thủ môn đối phương.
Có thể thꦆấy rõ từ hình minh họa trên lợi ích của những tình huống tấn công vào khoảng trống. Khi Hùng Dũng có bóng, một cách rất tự nhiên, cả bốn cầu thủ Nhật Bản xung quanh anh đều dồn sự chú ý vào trái bóng. Tạm thời, sẽ không ai để ý tới những pha di chuyển của Trọng Hoàng và thậm chí cả Quang Hải. Sự rối loạn ấy có thể ❀chỉ diễn ra trong tích tắc thôi, nhưng nếu khai thác tốt, Việt Nam vẫn có thể làm nên chuyện.
Tất nhiên, để làm được như thế, thì ngoài việc nâng cao kỹ thuật và tư duy chiến thuật, các cầu thủ còn cần cả sự dũng cảm. Dũng cảm là dám di chuyển về phía một đồng đội đang cần hỗ trợ. Dũng cảm là dám xin bóng ngay cả khi xung quanh đang có rất nhiều cầu thủ đối phương. Dũng cảm là dám giữ bóng và phối hợp ngay cả khi bóng đang ở gần vòng cấm của đội nhà và đối phương đang tạo ra sức ép lớn, thay vì phá bừa. Tất nhiên, cũng có lúc Việt Nam suýt phải trả🦩 giá, nhưng phần thưởng cho sự dũng cảm c𓃲ũng là rất lớn.
"Phong cách Việt Nam" đã định hình, nhưng cũng còn rất nhiều điểm phải cải thiện. Đáng kể nhất là vấn đề liên quan tới khoảng trống giữa tuyến tiền vệ và hậu vệ. Đội luôn cố gắng khai thác khoảng trống giữa các tuyến, nhưng đồng thời, lại để lộ rất nhiều khoảng trống như thế. Ở trận tứ kết, Nhật Bản, với những cầu thủ xoay xở ở đẳng cấp còn cao hơn, đã liên tục tấn công vào các khoảng trống🥂 đó và tạo ra rất nhiều sóng gió.
Tình huống dẫn tới quả penalty là một ví dụ. Ở đây, các tiền vệ trung tâm Việt Nam đã thất bại trong nhiệm vụ ngăn đối phương chuyền bón𝓰g theo trung lộ. Ở phía dưới, các trung vệ đều đã bị "ghim" chặt, trong khi Trọng Hoàng vì bắt bài đường chuyền ra biên của đối thủ nên di chuyển hơi sớm. Kết quả là khi tiền vệ của 📖Nhật Bản nhận bóng, không ai kịp gây sức ép với anh ta, và anh ta có thể thoải mái tung ra cú chọc khe cho Doan Ritsu băng xuống, khiến Tiến Dũng phải phạm lỗi.
Riêng một tình huống đó cũng cho thấy hai vấn đề. Thứ nhất, là các tiền vệ không giữ được cự ly tốt, di chuyển chưa đồng bộ, nên vẫn để lộ nhi𝓡ềﷺu khoảng trống. Thứ hai, sự phối hợp giữa tuyến tiền vệ và hậu vệ chưa tốt. Trong những trường hợp như thế này, các trung vệ cần nhanh chóng xác định đâu là nguy cơ trước mắt để ưu tiên ngăn chặn. Sự trở lại của một trung vệ có khả năng phán đoán và băng cắt tốt như Đình Trọng có thể giúp chúng ta giải quyết phần nào vấn đề, nhưng rõ ràng là hệ thống vẫn cần tiếp tục được tinh chỉnh.
Nếu có một điều ước, có lẽ ông Park sẽ ước sớm tìm được một cặp tiền vệ trung tâm ưng ý. Một cặp tiền vệ vừa có khả năng đánh chặn tốt để bịt chặt trung lộ, san sẻ gánh nặng cho các hậu vệ. Vừa có thể triển khai bóng, để giảm tải cho Quang Hải. Ngôi sao của Hà Nội cần được chơi gần khung thành hơn. Ngoài ra, về lâu dài, VFF cũng cần có phương hướng đồng bộ hóa công tác đào tạo, tr✃ước hết từ các đội tuyển trẻ, sau đó tới các CLB, để có thể l🌳iên tục cung cấp cho đội tuyển những con người phù hợp với phong cách mới.
Không đi thì không thành đường. Nhưng đi mãi mà không tới đích thì cũng 💃cần phải thay đổi. Bóng đá Việt Nam suốt bao nhiêu năm cứ loay hoay mãi với bài toán định hình phong cách là vì thế. Nhưng với những thành công liên tiếp của các đội bóng do HLV Park Hang-seo dẫn dắt, có lẽ đã tới lúc chúng ta nghiêm túc đặt vấn đề về việc hệ thống hóa những công việc mà nhà cầm ൩quân người Hàn Quốc và đội ngũ trợ lý của ông đã làm.
Minh Khiêm