Đối đầu thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng ra sao tới kinh tế các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam vẫn l🌸à câu hỏi bao trùm nhiều phiên tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về ASEAN đang diễn ra tại Hà Nội.
Trong phiên thảo luận về Triển vọng kinh tế châu Á, bàജ Sri Mulyani Indrawati – Bộ trưởng Tài chính Indonesia nhìn thấy cơ hội "nhìn lại mình của các nước nội khối ASEAN, để gắn kết chặt chẽ hơn, năng động hơn". Với quy mô hơn 640 triệu dân, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ ba💮 châu Á và thứ năm thế giới nên theo bà tiếng nói của khu vực này sẽ “mang trọng lượng đáng kể”.
“Kinh tế nội khối ASEAN đủ lớn để chống chọi nếu hợp tác lại với nhau trên nguyên tắc liên kết, bảo vệ lẫn nhau. Quan trọng là chúng ta ứng xử ra sao trước những gì đang꧑ diễn ra”, Bộ trưởng Tài chính Indonesia nói.
Nhắc tới Việt Nam, ông Kevin Sneader – đại diện đến từ McKin🌠sey cho rằng, sẽ có căng thẳng nhất định khi Việt Nam là quốc gia xuất – nhập khẩu lớn hai vào Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có lợi thế so sánh với Trung Quốc như nhân công rẻ hơn...
Trung Quốc lâu nay vẫn được coi là công xưởng của thế giới, song đại diện McKinsey cho rằng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ là “cơ hội🃏 cho hoạt động sản xuất, đầu t🍸ư dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam”.
“Cuộc chiến thương mại là thực tế hiện hữu, nhưng nếu liên kết nội khối ASEAN chặt chẽ hơn thì có thể giải quyết được mọi vấn đề”,💞 ông Sne𝔉ader bình luận, đồng thời nói thêm, sự liên kết chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tạo mạng lưới sản xuất theo chuỗi... sẽ là cánh cửa các quốc gia ASEAN ứng phó cuộc chiến Mỹ - Trung đang leo thang.
Trong cuộc phỏng vấ🧸n trước thềm WEF lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, Việt Nam sẽ sử dụng kết hợp các thoả thuận thương mại và cải cách trong nước để vượt qua những ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc.
“Chúng tꦆôi đang tìm kiếm những cách thức mới để phát triển”, lãnh đạo Chính ph🔯ủ nói và khẳng định Việt Nam muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Mỹ và Trung Quốc.
Phiên thảo luận “Xung đột thương mại, vượt qua căng thẳng địa kinh tế”, cũng bàn tới ảnh hưởng của cuộc𝄹 đối đầu ജMỹ - Trung. Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Malaysia - Ignatius Darell Leiking nói quốc gia này đã bắt đầu chuyển hướng sang thị trường nội khối ASEAN, thay vì tập trung vào hai thị trường lớn và truyền thống là Mỹ, Trung Quốc như lâu nay.
Trong khi đó, ô🐈ng Victor Chu - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn đầu tư First Eastern khuyến cáo, "các quốc gia trong khu vực không nên lơ là bởi bài học quá khứ giữa Nhật Bản – Mỹ vài chục năm trước, kịch bản xấu là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lần này này diễn ra trường kỳ trong 40 – 50 năm”, ông Victor nêu.
Còn ông Yasuo Tanabe – Phó chủ tịch Tập đoàn Hitachi lại cho rằng, Tru🌳ng Quốc sẽ là quốc gia chịu bất lợi nhiều hơn nếu cuộc chiến này kéo dài lâu, ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế toàn cầu. “Nếu điều này thực sự xảy ra các nước châu Á sẽ phải làm việc vất vả hơn, bởi phải xây dựng một cơ chế mở rộng hơn so với CPTPP”, ông Tanabe nói.
Nguyễn Hoài