Số liệu trên được Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Mỹ Latinh năm 2022, cuối tuần rồi. Năm ngoái, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và khu vực này đạt hơn 21 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 12,5 tỷ USD, tăng gần một nửa๊ so với năm 2020. Nhập khẩu từ Mỹ Latinh vào Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD, tăng hơn 20%.
Thứ trưởng Công Thương ghi nhận những k♏ết quả tích cực trên. "Năm nay, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, thương mại෴ song phương vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng", ông Hải nói.
Bên cạnh các thị trường hàng đầu như Brazil, Mexico, Ar♒gentina, Chile..., nhiều nước khác trong khu vực Mỹ Latinh gồm Panama, Colombia, Peru đã trở thành điểm sáng trong trao đổi thương mại với Việt Nam. Năm 2021, kim ngạch thương mại với các thị trường này đều đạt mức tăng trưởng cao. Cụ thể, kim ngạch Việt Nam với Colombia đạt g๊ần 675 triệu USD, tăng 41%; với Peru gần 634 triệu USD, tăng 62%; với Panama đạt hơn 465 triệu USD, tăng 45%.
Theo ông Hải, Mỹ Latinh luôn nằm trong số các thị trường đạt tăng trưởng cao nhất, xét về trao đổi thương mại. Không chỉ là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, da giày, nông thủy sản..., khu vực này còn cung ứng nguyên phụ liệu quan 🔯trọng cho ngành sản xuất trong nước như ngô, đậu tương, thức ăn chăn nuôi...
Về đầu tư, Việt Nam đang triển khai nhiều dự án quan trọng tại Mỹ Latinh với số vốn hàng trăm triệu USD. Nổi bật ��gồm các dự án phát triển mạng viễn thông của Tập đoàn Viettel tại Peru và Haiti, các dự án của Tổng công ty Viglacera và Công ty Thái Bình tại Cuba trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng... Ở chiều ngược lại, hiện có 21 quốc gia của khu vực này đầu tư tại 💎Việt Nam với 114 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 670 triệu USD.
Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp tại TP HCM, hiện nay logistic là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi ph🐻í, rút ngắn thời gian vận chuyển. Nếu khơi thông tốt vấn đề này, sản phẩm Việt có thể tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường Mỹ Latinh. Phía Bộ Côn🐽g Thương cũng cho rằng đây là một trong những thách thức không nhỏ, cần sự phối hợp giữa các bên để tìm ra giải pháp.
Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, hơn 100 doanh nghiệp Việt đã kết nối trực tiếp với 28 doanh nghiệp Mỹ Latinh trong các lĩnh v🐎ực nông sản, thực phẩm, dệt may, y tế... để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh.
Tất Đạt