Ông "Hoa Thanh quế", là con út trong gia đình 6 anh em, ông là con bà hai. 13 tuổi bố mất, 14 tuổi mẹ mất, ba chị em con bà hai tất nhiên không được hoan nghênh. Có lẽ cũng vì thế mà mấy chị em rất thương yêu nhau. Cách đây ít lâu bà bác tôi mất, ông sức khỏe yếu không về được nên buồn lắm. 16 tuổi ông đi bộ đội, sau đó phục viên nhưng không về quê (xã Hoằng Lý, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) mà lại sang chợ Bút (xã Hoằ🎃ng Phúc, huyện Hoằng Hóa) cùng mấy anh em mở một hiệu chụp ảnh. Âu cũng là duyên số nên ông gặp mẹ tôi ở đây.
Hồi ấy mẹ tôi là hoa khôi một vùng, con nhà khá giả, được gia đình cho đi học cấp hai trường tỉnh (lúc đó cả trường chỉ có 5 nữ sinh thôi). Sau này mẹ tôi còn lên Hà Nội học cấp ba. Mẹ tôi từng là đối tượng nhòm ngó của rất nhiều "vĩ nhân tỉnh lẻ". Mẹ tôi đẹp đến mức sau này khi bố tôi đã nổi tiếng, có một phóng viên đến phỏng vấn bố, phóng viên này được xem những bức ảnh của mẹ thời trẻ, đã có thêm cảm hứng viết bài về bà đăng trên tạp chí Đẹp. Một lần khác, vào khoảng những năm 1980, khi tôi đã tốt nghiệp đại học💯 ở Liên Xô (cũ) về, nữ nhà văn Dương Thu Hương đến thăm bố tôi cứ bảo mẹ tôi: "Chị ngồi cho em ngắm, chị đẹp quá". Khi ấy mẹ tôi đã ngoài﷽ 40.
Thế mà cha tôi - mồ côi, nghèo rớt mùng tơi, không một tấc đất cắm dùi, chẳng có thế lực gì - mà đánh bại được bao nhiêu "vương tôn công tử", chiếm được trái tim mẹ. Điều này cho thấy cha tôi hào hoa cỡ nào. Đây cũng là niềm tự hào suốt cuộc đời của cha. Trong cuộc phỏng vấn cha lần cuối, thực hiện vài tháng trước k🐓hi ông mất, gần như phần lớn thời gian cha dành để nói về bà. Có lẽ ông có linh cảm. Cha nói những lời tốt đẹp nhất về mẹ trước k♏hi không còn có thể nói được nữa.
Trước đây mỗi dịp Tết chúng tôi thường biếu ông bà ༺một bịch rượu vang Pháp để trong một chiếc thùng gỗ nhỏ. Đến bữa cơm bao giờ ông cũng tự tay rót cho bà một cốc và mình một cốc, hai ông bà nhẩn nha uống. Cứ dung dăng dung 🔯dẻ như thế đến rằm thì rượu cũng hết. Bây giờ bịch rượu nhỏ hơn mà qua rằm rồi vẫn còn nhiều...
Cha rất đặc biệt. Một nghệ sĩ tài hoa như ông mà làm được "Ba không": Không có bóng hồng khác, không rượu chè, không cờ bạc. Ở hãng phim, mọi người nói đùa ông là "người Mohican sót lại của thế kỷ 20". Mà ông rất nhiều fan đấy nhé. Vừa rồi có một bà cao tuổi đến quán chúng tôi ăn miến lươn. Chả hiểu câu chuyện dẫn dắt thế nào mà cuối cùng lại nói về ông Hải Ninh (bà ấy không biết đang nói chuyện với ai đâu nhé). Bà ấy bảo rất hâm mộ Nguyễn Hải Ninh. Hồi xem Vĩ tuyến 17 ngày và đêm bà ấy khóc suốt. Rồi bà ấy khen ông đẹp, phúc hậu, rồi bà ấy bùi ngùi: "Nhưng ông ấy vừa mất rồi". Cuối cùng b🌌à ấy 𓃲"chốt hạ": "Nhưng con trai của ông ấy thì xấu!".
Vừa rồi khi tôi đi đặt tấm phướn cho ông, chị bán hàng hỏi: "Có phải anh là con ông Hải Ninh không?". Hỏi sao chị biết th🥂ì chị ấy bảo là trông giống quá. Chị ấy nghe đài đọc báo cũng bi🦄ết ông vừa mất. Lúc lấy tiền, chị tự giảm giá cho tôi 50 nghìn đồng. Thật cảm động khi nhận được sự chia sẻ của những người mà mình chưa từng quen biết!
Mọi người đồn thổi về tình cảm của cha tôi với cô Trà Giang nhưng thực sự đó chỉ là tình anh em, đồng nghiệp. Cho tới giờ cả nhà tôi (cả mẹ tôi nữa) vẫn quý mến cô Trà Giang như ruột thịt trong nhà. Những trang viết dở dang của cha tôi cũng là những trang sách về cô Trà Giang. Cuốn sách trước ông viết về chú Hồng Sến, người anh em kết nghĩa của cha tôi, ng🅘ười mà ông vẫn gọi một cách trìu mến là "anh hai Sài Gòn". Chú mất đã lâu, ngay sau khi được phong NSND và sau đó ít lâu được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Chẳng hiểu linh tính thế nào mà buổi tối cuối cùng,✨ bố tôi thu dọn gọn gàng tất cả. Trước đây ông để ngổn ngang trên bàn. Ông viết khỏe lắm, cứ khoảng 2-3 tháng gì đó tôi lại phải mua cho ông 10 cái ruột bút bi (bao giờ ông cũng chỉ bảo tôi mua thôi). Có mấy đồng thôi mà ông nhất định trả tiền. Không lấy thì ông dọa lần sau không nhờ nữa, thế là phải lấy đấy! Có một dạo anh em chúng tôi mua cho ông cái máy tính để bàn, ông cũng tập đánh một hồi, nhưng rồi ông bỏ vì những lúc bị trục trặc ông không xử lý được. Ông bảo: mất hứng! Thế là mẹ tôi trở thành "thư ký riêngꦦ" của ông. Bà cần mẫn dò tìm từng con chữ trên bản thảo gạch xóa nhằng nhịt của ông. Có lần đài truyền hình đến làm phóng sự cả nhà, bà bảo chỉ bà mới đánh máy nổi những trang bản thảo của ông.
Ông là người yêu điện ảnh đến cuồng nhiệt. Ông mà tranh luận gì về điện ảnh thì cứ gọi là hàng giờ không chán. Ông tranh luận, ông 💮thuyết phục, ông phân tích, ông bắt bẻ... Nếu nói chuyện qua điện thoại về điện ảnh thì có lẽ ông sẽ quên khuấy mất là... phải trả tiền, nên ông cứ hồn 🌄nhiên nói mãi. Chớ dại mà đưa di động cho ông vào lúc ấy. Có lần điện thoại bàn hỏng, ông bảo tôi cho ông mượn di động, mình "vâng" rõ to nhưng "nhanh trí" vớ điện thoại của Thanh Vân (em trai tôi) đưa cho ông. Hôm sau Thanh Vân nói cái mạng di động này điêu thật, mình vừa nạp tiền có dùng gì đâu mà đã hết rồi! Ồ, cái vụ đó thì đạo diễn Thanh Vân hỏi đạo diễn Hải Ninh nha, chứ kỹ sư (ở nhà tôi chỉ được phong là kỹ sư thôi chứ chẳng giáo sư tiến sĩ gì hết trọi) Hồng Hải không biết gì về mạng miếc đâu.
Mấy đứa em tôi, rồi dâu rể trong nhà, toàn người làm việc liên quan đến phim ảnh. Nào là đạo diễn NSND Thanh Vân, đạo diễn NSƯT Nhuệ Giang, nào là họa sĩ NSƯT Thu Hà, rồi thì họa sĩ Trọng Tuân (ở nhà bảo tôi là người đá lạc đội hình) nên câu chuyện quanh bữa cơm toàn về điện ảnh. Đến nỗi có lần họa sĩ Hoàng Phượng Vĩ, con trai nhà th꧙ơ Hoàng Trung Thông (bạn của Thanh Vân) đến chơi ăn cơm mà câu đầu tiên anh ấy nói là "Hôm nay không nói chuyện điện ảnh!". Vậy mà cuối cùng câu chuyện vẫn "lối cũ ta về".
Trước khi mất hơn một tháng gì đó, khi đã yếu lắm rồi, cha vẫn cất công lên hãng phim để đấu tranh giữ lại ngôi nhà thủy phi cơ trên hồ Tây, nơi Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập ngành điện ảnh Việt Nam. Rồi ông vẫn tham gia hội thảo, vẫn tham luận. Rồi ông tham gia Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ hai... Có lần ông nói với tôi: "Bố không muốn đứng bên lề cuộc sống". Đúng rồi, ông 😼muốn nằm trong dòng chảy 🦩điện ảnh. Từ đó tôi không ngăn cản ông tham gia các sự kiện nữa. Trái tim nồng nhiệt của ông chắc không bao giờ chịu ngủ yên.
Hồi ông mới lên Hà Nội, mẹ con tôi còn ở dưới Thái Bình. May rồi mẹ tôi được chuyển lên Ngân hàng Trung ương, nhờ vậy mà gia đình tôi được đoàn tụ. Hồi mới lên chưa có nhà riêng, phải ở chung trong gian phòng tập thể của xưởng💝 phim ở 72 Hoàng Hoa Thám. Hồi ấy còn khổ lắm, 5 cái giường cá nhân, 5 đôi, lại tòi thêm thằng nhóc tỳ là tô🍨i, tổng cộng tới 11 người. Vậy mà từ gian phòng tập thể nhỏ bé đó lại bước ra những tên tuổi lớn: đạo diễn - NSND Hải Ninh, đạo diễn - NSND Hồng Sến, đạo diễn NSND - Bùi Đình Hạc, NSƯT Lưu Xuân Thư, NSƯT Kim Chi, NSƯT Xã Hội. Chắc chỗ đó phong thủy tốt.
Ông yêu Hà Nội vô cùng. Ông làm phim Em bé Hà Nội, bộ phim làm nên tên tuổi của NSND Lan Hương. Rồi ông viết kịch bản phim Người mẹ Hà Nội, sửa đi sửa lại cả chục năm trời. Vừa rồi kịch bản được duyệt ông mừng lắm. Ông già yếu rồi, không đi làm phim được nữa nên ông nhắm Thanh Vân làm đạo diễn. Mấy lần ông cứ nói với tôi là phim này có cảnh quay ở Mỹ đấy con ạ. Không nhẽ ông nhắm tôi làm... phiên dịch? Ông lại còn thiết kế cả chuông vàng để dựng ở hồ Văn cạnh Văn Miếu. Được lãnh đạo Hà Nội phúc đáp cảm ơn và hứa sẽ xem xét, ông phấn khởi lắm.🍎 Ông còn thiết kế cả con đường dẫn lên đền thờ vua Hùng ở Phú Thọ nữa. Rồi ông viết bài thiết kế cảnh quan khu vực Đền Độc cước Sầm Sơn. Trái tim nồng nhiệt của ông có bao giờ chịu ngủ yên...
Ông rất thích ngắm cảnh quan phố phường Hà Nội. Hồi còn khỏe, khi họa sĩ Đào Đức còn sống, hai ông bạn già hay rủ nhau đạp xe dạo quanh phố phường, nhất là vào dịp Tết đến xuân về. Về sau khi họa sĩ Đào Đức mất, ông thì yếu không còn đi xe đạp được nữa (mà chắc ông cũng không còn thú đạp xe một mình), thỉnh thoảng ông lại bảo tôi đánh xe đưa đi một vòng Hà Nội. Ông khen tòa nhà này thiết kế đẹp, ông chê góc phố kia thiết kế xấu... Đặc biệt ông rất ghét kiểu chăng biểu ngữ băng rôn ngang đường. Có lần thấy một tòa nhà mới xây rất đẹp trên đường Trần Duy Hưng, ông cứ tấm tắc kh⭕en rồi bảo tôi: "Sao lần trước bố không thấy tòa nhà này nhỉ?". Lần trước tức là cách đấy gần một năm rồi, khi đó tòa nhà đang xây mộc nên ông không để ý. Tôi nói với bố: "Hai năm trước con đi qua đây thì cũng chưa thấy nó". Ông cười xòa.
Cha rất hào phóng, ít nhất là trong vụ tưới cây. Cây cảnh mà ông cứ tưới thật đẫm nước. Tôi nghe nói cây cảnh phải chậm lớn, tức là nó phải còi còi một tý, đằng này ông yêu cỏ cây hoa lá, ông tưới cho chúng thật nhiều nước. Có lần tôi góp ý thì ông bảo: "Mày biết gì". Tuổi "tri thiên mệnh" rồi mà trong mắt ông, tôi vẫn không biết gì! Hồi còn ở Bách Khoa, tôi trồng được một cây hoa ti-gôn cực to, bóng nó phủ che mát cả♌ một góc đường, các chị ve chai đồng nát rất hay ngồi nghỉ hóng mát. Thỉnh thoảng tôi còn phải tỉa bớt cành đi. Ông thích lắm, ông bảo ông thích lá hơn là hoa, mặc dù hoa của cây đó có 2 màu đỏ trắng rất đẹp, thỉnh thoảng ông vẫn ngắt một cành thả vào một cái cốc nhỏ. Có lẽ ông thích màu xanh của sự sống. Hồi ông xuống nhà tôi ở Linh Đàm, có đàn cò về đậu trắng hòn đảo giữa hồ, ông thích lắm. Ông bảo cái view nhà tôi trị giá một nửa căn hộ rồi. Vừa rồi người ta làm cái cầu vượt, rồi kè lại hồ, không thấy đàn cò về nữa, ông tiếc lắm. Thỉnh thoảng ông lại hỏi tôi: "Cò về chưa con?". Ông thích cả màu tím. Ông bảo đấy là màu của tình yêu. Từ khi tôi còn bé tý đến giờ, có nhẽ đến gần nửa thế kỷ, ngoài đào và quất ra thì Tết nào ông cũng mua violet về cắm. Thành ra tôi cũng thích violet như ông. Tết vừa rồi Thanh Vân mua một bó hoa violet thật to, khi mua thì tươi roi rói mà hôm sau đã héo rũ. Có phải vì không có ông mà hoa cũng chẳng còn muốn tươi?
Ông yêu hội họa. Ông treo tranh đầy tường. Phòng khách khoảng 20 m2 mà cả tranh lẫn ảnh phải hơn 50 bức, tranh treo không sót một mảng tư🥀ờng nào. Tất cả những tranh ảnh ấy ông chỉ tín nhiệm để tôi treo mà thôi. Ông bắt tôi lấy thước đo đạc từng ly từng tý. Nói chung là "đẹp từng cm". Thỉnh thoảng tôi góp ý cho ông, nào là bức này nên treo ở đâu, nào là bức kia nên treo cao lên một tý... Không thấy ông bảo "mày biết gì" bao giờ. Đi mua sắm các đồ trang trí trong nhà ông cũng hay bảo tôi đi cùng. 🅷Ông thích ngắm đồ cổ nhưng không mua (làm gì có tiền mà mua). Ông rất thích tượng Phật nghìn mắt nghìn tay. Có lần ông bảo tôi đúc cho ông (tôi nghề đúc mà) một pho. Trời ơi, đúc tượng Phật đó phải là nghệ nhân chứ tôi làm sao được.
Bố thích các món ăn dân dã như canh cua, đậu phụ, mắm tôm, đặc biệt là mắm tôm. Chỉ cần bữa ăn có một món kiểu như "đậu phụ lướt ván" là thể nào ông cũng tự tay đi pha một bát mắm tôm. Có dạo dịch tả, mắm tôm bị nghi là thủ phạm, ông có vẻ hơi buồn. Ông có cách phòng chống dịch tả rất hay. Lọ mắm tôm mua từ trước ông vẫn ăn, nghe có dịch tả ông liền gói kỹ cho vào tủ lạnh, hết dịch lại lấy ra ăn. Vẫn lọ mắm tôm ấy! Ông cứ làm như con vi trùng dịch tả nó biết nghe loa đà𝄹i.
Những ngày cuối cùng, nhìn ông vật lộn để giành lấy sự sống mà tôi thương ông quá. Dường như ông vẫn hiểu là mẹ con tôi luôn bên ông, tiếp sức cho ông, cùng ông tranh đấu. Bạn đã bao giờ chứng kiến khoảnh khắc một trái tim vĩnh viễn ngừng đập? Chính xác từng giây m😼ột. Khi mà đường điện tâm đồ cứ thấp dần, thấp dần, mỗi giây lại thấp hơn, khoảng cách mỗi nhịp cứ rộng dần, rộng dần, mỗi giây lại rộng mãi ra cho đến khi nó duỗi thành một đường thẳng. Ông cũng vậy. Mấy phút trước ông còn co chân, co tay, vặn người, nhưng rồi ông cứ lặng dần, lặng dần, tay chân cũng duỗi dần ra. Chưa bao giờ tôi ghét đường thẳng đến thế. Cha tôi bảo đó là đường kỷ hà. Đường thẳng nằm im, khô cứng, chết chóc. Vào khoảnh khắc đó tôi có cảm giác như không phải trái tim ông ngừng đập mà là tim tôi, nó thắt lại, nó nghẹn lại trong sự bất lực. Nhìn cha trút hơi thở cuối cùng, tôi không làm gì được. Cũng đúng vào khoảnh khắc đó, hai giọt nước mắt từ khóe mắt ông ứa ra. Có phải ông đang lặng lẽ khóc thương mẹ tôi? Ông bà vẫn nói với nhau rằng ai đi sau người ấy khổ. Cũng may là ông đi trước, chứ nếu ông đi sau tôi tin rằng ông sẽ rất, rất khổ. Vuốt mắt cho ông tôi thấy cơ thể ông vẫn ấm mà tay tôi như lạnh ngắt, tê cứng. Lúc đó mẹ tôi khóc lặng đi còn anh em chúng tôi không ai kịp khóc. Mọi người rối rít lo hậu sự cho ông. Nước mắt đã không có lúc nào mà chảy, hoặc nó đã chảy vào trong. Chỉ có giờ đây, khi viết những dòng này, khi phải một mình đối diện với nỗi đau, nước mắt tôi mới rơi lã chã thương nhớ cha tôi.
Mẹ tôi là người buồn nhất. Bình thường căn nhà rộng mênh mông chỉ có cha tôi, mẹ tôi và cô giúp việc. Nó vốn trống trải, nay cha tôi ra đi, cô giúp việc về nhà ăn Tết, mẹ tôi cô quạnh biết chừng nào. Đêm đêm bà vẫn xuống thắp hương cho cha tôi rồi thút thít khóc. Tất nhiên những ngày này chúng tôi chẳng để bà ở 🔯một mình lúc nào nhưng khoảng trống mênh mông mà cha tôi để lại trong bà làm sao chúng tôi lấp đầy cho được.
Bạn có bao giờ tin vào 𒅌n🌜hững con số? Trước thì tôi không tin nhưng bây giờ thì tôi hơi tin. Cha tôi mất đi ở tuổi 82. Bạn xem số di động của tôi đi, nó cũng kết thúc ở số 82! Thực ra lúc mua sim này tôi đã lưỡng lự giữa 82 và 84. Phải chi lúc đó tôi chọn 84...
Vẫn biết không ai chống lại được quy luật của tự nhiên. Vẫn biết cuộc sống của ông đang được tính bằng tháng, bằng ngày và chúng tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần. Vẫn biết... nhưng không biết ông đi nhanh thế. Từ khi nhập viện đến khi ông ra đi chỉ vẻn vẹn 10 ngày. Có lẽ ông đã thực hiện lời hẹn ước với bà: sống khỏe, chết nhanh. Ông bị hôn mê sâu, không còn tỉnh lại để nói với vợ c𝔉on những lời cuối cùng. Nhưng cuộc đ𓃲ời ông có lẽ chính là những lời trăn trối sâu lắng nhất. Mỗi lần thắp hương cho ông, nhìn sâu vào mắt ông tôi có cảm tưởng ông đang dặn dò: đừng hờ hững với cuộc sống. Trái tim nồng nhiệt của ông đã ngừng đập. Hơi thở của ông đã tắt. Nhưng ngọn lửa tình yêu cuộc sống mà ông để lại thì không bao giờ tắt.
Hồng Hải
Xuân Quý Tỵ