Đại diện Vietcombank nhận định, ngành ngân hàng hiện đóng vai trò thiết yếu trong hành trình chuyển đổi nền kinh tế "nâu" sang "xanh". Ở xu thế này, nhà băng tiếp tục✤ thể hiện vai trò trong phát triển bền vꦫững.
Điển hình là việc ngân hàng ký hợp đồng tín dụng 300 triệu USD với Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) vào đầu năm 2023 𒆙để hỗ trợ cho các dự án năng lượng xanh và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Xu hướng tài chính xanh
Tại diễn đàn nhịp cầu phát triển Việt Nam 2024 💫diễn ra vào tháng 4, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu, kinh tế xanh là nhiệm vụ và xu thế không thể đảo ngược, lựa chọn tất yếu cần chuyển đổi để giữ gꦉìn trái đất. Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển đổi kinh tế thông qua cơ chế huy động, cung ứng vốn cho các dự án bảo vệ môi trường.
Bài nghiên cứu về tín dụng xanh công bố tháng 8/2022 của Tiến sĩ Vũ Mai Chi, Học viện Ngân hàng chỉ ra, dòng chảy tín dụng xanh có trọng tâm là các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo,𝓰 công nghệ sạch. Những lĩnh vực ưu tiên tùy thuộc vào chính sách tín dụng xanh ở từng quốc gia và khu vực.
Với các nước đang phát triển, nhu cầu tài chính cần thêm tại các quốc gia này nhằm ứng phó vớ🦹i biến đổi khí hậu đến năm 2030 là 5.800-5.900 tỷ USD, trong đó thích ứng cần 215-387 tỷ USD mỗi năm; năng lượng sạch cần đầu tư khoảng 4.300 tỷ USD mỗi năm, tăng lên 5.000 tỷ USD mỗi năm đến 2050 để đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào 2050.
Đại diện Vietcombank nhìn nhận, hoạt động cấp tín dụng xanh của ngân hàng sẽ góp phần tạo sự thay đổi trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Những thay đổi này đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế xanh, bảo vệ môi trường vàꦛ chống biến đổi khí hậu.
Ở Việt Nam, tín dụng xanh được cấp cho dự án đầu tư như: sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý chất thải; xử lý ô nhiễm, cải thiện 💎chất lượng môi trường; phục hồ🍨i hệ sinh thái tự nhiên...
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank), từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư bổ sung 368 tỷ USD, tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, cho lộ trình chống chịu và lộ trình phát thải ròng bằng 0. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố cam kết đưa phát thải ròng về mức 0 vào năm 2050 của Việt🙈 Nam.
Góp phần vào mục tiêu đó, ngày 26/7/2023, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định về kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đ🌼oạn 2021-2030. Ngân hàng đồ🃏ng thời đưa ra Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.
Dù có nhiều khó khăn nhưng toàn ngành tài chính - ngân hàng vào cuộc và nỗ lực ꧙trong công cuộc "xanh hóa" dòng vốn. Các ngân hàng như Agribank, Vietcombank, Sacombank, VPBank, ACB... liên tục đưa ra loạt chương trình tín dụng ưu đãi vay vốn, triển khai các dự án "xanh".
Dấu ấn của Vietcombank
Tại Hội thảo "Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank" tổ chức vào cuối tháng 3, bà Trần Thị Thúy Ngọc, Phó tổng giám đốc thường trực Delo♔itte Việt Nam nhìn nhận phát triển bền vữn🃏g ESG là xu thế. Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong xu thế này, trong đó có Vietcombank.
Đại diện ngân hàng xác định tăng trưởng gắn liền với yếu tố bền vững, cấp ♍tín dụng cho các dự án xanh là một trong những nhiệm vụ tr🅺ọng tâm.
Trong nhiều năm, Vietcombank luôn đóng vai trò là kꦅênh tài trợ vốn chủ lực cho các công trình trọng điểm quốc gia và các ngành kinh tế mũi nhọn như: dầu khí, điện lực, hàng🐭 không...
Thời gian qua, Vietcombank tập trung mở rộng tín dụng xanh cho nền kinh tế, đặc biệt đối với các dự án năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh và xử lý môi trường. Nhà băng phục vụ trên 300 dự án vay vốn ODA với tổng trị giá gần 30 tỷ USD trong mọi lĩnh vực như hạ tầng cơ sở, giao thô♉ng, y tế, nông nghiệp...
Tính đến hết quý I/2024, dư nợ tín dụng xanh tại Vietcombank đạt 47.700 tỷ đồng; 🦂chiếm 3,7% tổng dư nợ của Ngân hàng. Vốn tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch꧂ chiếm 84,1%, quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 10,4%. Lĩnh vực xử lý chất thải và phòng chống ô nhiễm chiếm 2%; tái chế, tái sử dụng các nguồn tài nguyên chiếm 1%.
Về các chương trình được tài trợ từ nguồn vốn xanh năm 2023, Vietcombank triển khai chương trình cho vay lại các dự án xanh từ nguồn vốn vay Ngân hàng hợp tác qu♔ốc tế Nhật Bản (JBIC) với tổng vốn 300 tr♍iệu USD. Đây là lần thứ 2 hai đơn vị hợp tác trong tài trợ vốn cho các dự án năng lượng tái tạo. Lần "bắt tay" đầu tiên vào năm 2019 có trị giá 200 triệu USD.
Tháng 3/2024, Vietcombank và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN ký hợp đồng khung thu xếp cấp tín dụng cho chuỗi 🐭dự án khí Lô B. Theo đó, Vietcombank là ngân hàng đầu mối thu xếp cấp tín dụng trung - dài hạn bằn🐻g ngoại tệ cho các dự án của PVN trên cơ sở giá trị thu xếp vốn, lãi suất, thời hạn vay vốn cạnh tranh. Việc triển khai dự án này đảm bảo an ninh năng lượng, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Ngoài các hoạt động kinh doanh, Vietcombank✃ tích cực tổ chức hội thảo, chương trình kết nối nhằm cập nhật chính sách, kiến thức và kinh nghiệm thực tế về xu hướng tín dụng xanh. Nhà băng đặt mục tiêu dẫn đầu về quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (ESG).
Những hoạt động trên giúp Vietcom💫bank lần đầu vào Top 20 doanh♒ nghiệp có chỉ số phát triển bền vững (VNSI) tốt nhất thị trường chứng khoán năm 2023.
Thái Anh