Đại hộ🏅i cổ đông (ĐHCĐ) thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) diễn ra sáng nay (23/4). Không giống như nhiều dự đoán trước đó, ngân hàng chưa xin cổ đông thông qua chủ trương nhận s൲áp nhập với một ngân hàng khác tại đại hội lần này.
Tuy nhiên, dự kiến trướ🧸c đó, Vietcombank vẫn trình cổ đông kế hoạch không trả cổ tức bằng tiền mặt mà dùng lợi nhuận còn lại để tăng thêm gần 3.500 tỷ đồng vốn qua chia cổ tức bằng cổ phiếu. Trong kế hoạch sử dụng vốn được lãnh đạo ngân hàng trình cổ đông có nಞhắc đến mục tiêu "để chuẩn bị cho khả năng M&A khi điều kiện cho phép". Trước đó, một lãnh đạo cấp cao của Vietcombank từng hé lộ khả năng mua bán sáp nhập (M&A) nếu có cơ hội.
"M&A chắc chắn xảy ra, phải xảy ra và phải có nó để tăng trưởng. Tuy nhiên quá trình tìm kiếm đối tác phù hợp thì lại không theo ý muốn và có thể nói là chưa định được thời gian", Chủ tịch Vietcombank - Nguyễn Hòa Bình༺ chia sẻ tại đại hội. Vị lãnh đạo này cũng cho biết Vietcombank sẽ không thể tiết lộ cụ thể dù có nhiều đồn đoán và đây cũng là cách mà ngân hàng này áp dụng với thương vụ tìm kiếm đối tác chiến lược là Mizuho năm 2011.
Tuy nhiên, đại diện Vietcombank cũng cho biết, ngân hàng đã có những chuẩn bị về vốn, về cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) cho việc này. Hiện HĐQT của Vietcombank mới có 9 thành viên trong khi theo Luật, tối đa có thể lên 9, như vậy "room" vẫn còn. Ngoài ra🍌, đợt này ngân hà🌱ng cũng tăng vốn để sẵn sàng chuẩn bị cho M&A khi có điều kiện.
Vietcombank hiện còn đầu tư 𓄧và nắm giữ cổ phần tại nhiều ngân hàng như Eximbank, Quân đội, Saigon Bank... Chủ tịch Nguyễn Hòa Bình khẳng định chắc chắn sẽ chỉ giữ lại vốn ở những ngân hàng tốt như Quân đội (MBB), Xuất nhập khẩu (EIB). Còn những đơn vị khác, khi thị trường cho phép, ngân hàng sẽ thoái vốn để đầu tư cho hiệu quả.
Với Vietcombank, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu liên tục giảm sút trong một vài năm gần đây. Thừa nhận thực tế này, lãn⛦h đạo Vietcombank cho biết phần lớn nguyên nhân là xuất khẩu chỉ tăng trưởng mạnh ở khối doanh nghiệp FDI. Ông Nguyễn Hòa Bình nói, đây là nhữ🤡ng khách thân thiết của các ngân hàng nước ngoài nên Vietcombank khó chen chân. "Chúng tôi cũng đã cố gắng chen vào, chiến đấu ở đó nhưng dù sao vẫn không bằng các tổ chức tín dụng nước ngoài vốn có quan hệ trực diện, vốn là máu mủ của doanh nghiệp FDI được", ông Bình chia sẻ với cổ đông.
Đến cuối năm 2013, vốn điều lệ của Vietcombank là hơn 23.174 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến tăng lên 26.650 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu (trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ 🎃lệ 15%. Việc tăng vốn dự kiến thực hiện trong quý II năm nay.
Tại cuộc họp, lãnh đạo ngân hàng giải thích, với lộ trình nâng cao năng lực tài chính đến năm 2015 theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, việc tăng vốn hiện nay là nhu cầu cần thiết bởi đây là cơ sở xác định giới hạn đầu෴ tư tài sản cố định, đầu tư góp vốn.
Ngoài ra, với số vốn tăng thêm này, ngân hàng dự kiến sẽ đầu tư vào cơ sở vật ch🐲ất, đầu tư công nghệ, tài sản cố định cũng như mở rộng đầu tư vốn góp vào một số đơn vị, tín dụng...
Năm 2014, Vietcombank đặt kế hoạch lãi trước thuế 5.500 tỷ đồng (giảm nhẹ 5% so với 2013), nợ xấu dưới 3%, cổ tức chi trả tỷ lệ ♚10%. Ngân hàng này dự kiến mở thêm 16 chi nhánh trong năm 2014 và tăng thêm gần 1.000🐼 nhân sự.
Cũng trong năm nay, Vietcombank dự kiến sẽ tăng mạnh trích lập dự phòng (thêm 1.500 tỷ đồng) để đảm bảo quản trị rủi ro tốt. Tổng giám đốc Nghiêm Xuân Thành cũng cho biết dự kiến sẽ bán khoảng 1.000 tỷ nợ xấu cho VAMC, tuy nhiên, quan điểm của Viet🎃combank không phải là đẩy hết nợ xấu sang đó và hết t𝔍rách nhiệm.
Thanh Thanh Lan