Thông tin do ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công 🅰ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) đưa ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niê♎n năm 2024, hôm 21/6.
Giai đoạn 2020-2023, VNA triển khai các giải pháp tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp. Tổng giá trị các giải pháp này đạt 42.400 tỷ đồng. Trong số này, đơn v🌌ị tiết kiệm, cắt giảm 18.118 tỷ đồng chi phí, đàm phán giảm giá tiền thuê từ năm 2021 đến hết thời hạn thuê hơn 16.000 tỷ đồng và giãn hoãn thanh toán tiền thuê hơn 8.300 tỷ đồng.
Vào đầu năm 💃nay, mức lỗ lũy kế ở công ty mẹ VNA ở mức 32.522 tỷ đồng, gánh nặng thanh toán các khoản nợ quá hạn, tái cơ cấu, nợ vay ngắn hạn và tái cấp vốn từ giai đoạn trước để lại là🍬 khoảng 22.000 tỷ đồng. Thời gian vừa qua, hãng đã xây dựng và báo cáo các cấp có thẩm quyền đề án tái cơ cấu, trong đó có giải pháp đẩy nhanh phục hồi tài chính và xóa dần các khoản lỗ lũy kế.
Ngoài ra, hãng rà soát cắt, giảm các dự án đầu tư chưa cấp thiết; giãn tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư để hﷺạn chế phát sinh kinh phí giải ngân; giãn tiến độ đấu thầu, giảm quy mô đầu tư và nhiều chiến lược khác, không ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh. VNA cũng triển khai c💯ác giải pháp công nghệ thông tin và chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ AI trên mọi lĩnh vực hoạt động.
"Chúng tôi cũng chú trọng công tác tái cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm tinh gọn bộ máy giúp doanh nghiệp ra quyết định nhanh hơn, hoạt động có hiệu quả, năng suất h𝄹ơn, bộ máy đỡ cồng kềnh hơn", ông Hòa nhấn mạnh.
Theo đó, VNA đã tinh giảm bốn đầu mối cấp đơn vị ở công ty mẹ và giảm 2.468 lao động của VNA Group, tương đương mức giảm 10%. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn lực cho giai đoạn phục hồi và phát triển, hãng vẫn tập trung giữ các lực lượng nòng cốt, chất lượng cao như phi công, tiếp viên, thợ kỹ thuật, đội ngũ cán bộ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý 🌳có kinh nghiệm...
Chủ tịch Hội đồng quản trị VNA cho biết thêm, ngoài các cơ chế chính sách hỗ trợ chung cho các hãng hàng không, hãng nhận được cơ chế của gói hỗ trợ thanh khoản 12.000 tỷ đồng từ Chính phủ với vai tr💙ò chủ sở hữu. Trong đó, 4.000 tỷ đồng vay tái cấp vốn và phương án phát hành tăng vốn điều lệ quy mô 8.000 tỷ đồng.
"Những hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã góp phần duy trì hoạt động liên tục cho hãng trong thời điể𒉰m hệ lụy nặng nề của Covid-19 và đảm bảo có dòng tiền phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh", người đứng đầu VNA🌼 nói thêm.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới 🎃hiện tại, tổng công ty thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo thanh khoản và khả năng hoạt động liên tục. Quý 1, hoạt động của đơn vị có khởi sắc và hiệu quả vận tải hàng không, lãi hợp nhất trên 4.000 tỷ đồng, riêng công ty mẹ là 1.492 tỷ đồng. Hãng hàng không Pacific Airlines đàm phán cắt giảm, xóa nợ gần 6.000 tỷ đồng với chủ nợ quốc tế, đóng góp rất lớn trong kết quả sản xuất kinh doanh của V𓂃NA Group trong năm nay.
Theo đó, trong giai đoạn tiếp theo, hãng chú trọng triển khai đề án tái cơ cấu với🌊 các giải pháp tái cơ cấu tài sản, nguồn vốn, danh mục đầu tư, tổ chức bộ máy và đổi mới quản trị doanh nghiệp. Mục tiêu lớn là giảm lỗ, tiến tới cân đối được thu chi trong năm.
VNA sẽ mở rộng mạng bay quốc tế với các đường bay mới đến Tây Âu, duy trì thị phần chính trên các đường bay trọng điểm và tăng tải trên các đường bay du lịch. Đồng thời, hãng tiếp tục tái cơ cấu doanh ngh😼iệp nhằm khắc phục hậu quả của đại dịch và tạo nền tảng c🎶ho sự phát triển bền vững.
Các giải pháp này tập trung hoàn thành thoái vốn tại một số công ty thành viên và trình cấp thẩm quyền về phương án gia hạn trả nợ khoản vay tái cấp vốn, táiﷺ cơ cấu tổ chức, giảm tầng trung gian, đầu tư công nghệ và chuyển đổi số𝔉.
Song song, VNA tiếp tục hướng đến tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách để giai đoạn 2024 - 2025. Đơn vị triển khai loạt phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ theo hình thức phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu hoặc riêng lẻ cho nhà đầu tư mới để bổ sung nguồn vốn, dòng tiền phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gia✤n tới.
Nhật Lệ