Từ sáng 4/6, nhiều người dùng dịch vụ Vietnam Post phản ánh không thể truy cập ứng dụng và website của đơn vị này. Huyền Trang, một người bán hàng online tại Hà Nội, cho biết tình trạng xảy ra từ sáng sớm khi cô cần giao hàng cho khách, nhưng không thể vào app🐬 để tạo đơn.
"Tôi đợi đꦗến trưa những vẫn không thể truy cập, đành ph𓃲ải tìm hướng khác", Trang nói.
Trên một số cộng đồng của người bán hàng online tại Việt Nam, hàng loạt thành viên tಌhan phiền không thể tạo đơn giao hay sử dụng dịch vụ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Hiện website của đơn vị cũng trong tình trạng "Không thể truy cập".
Trong thông báo đưa ra trưa nay, Vietnam Post cho biết hệ thống công nghệ thông tin của họ bị tấn công ransomware (mã độc tống tiền). Sự cố diễn ra lúc 3h, gây ảnh ✨hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ bưu chính chuyển phát.
"Các dịch vụ Tài c💛hính bưu chính, Hành chính công và phân phối hàng hóa hiện vẫn hoạt động bình thường", đại diện công ty nói.
Ngoài ra, đơn vị này cũng khẳng định đã kích hoạt kịch bản h💜ành động, bám sát hướng dẫn của Cục An toàn thông tin - Bộ Thôn🦋g tin và Truyền thông, trong đó có việc ngắt kết nối hệ thống công nghệ thông tin để cô lập sự cố và bảo vệ dữ liệu. Đây cũng là lý do website và ứng dụng liên quan bị gián đoạn.
"Bưu điện Việt Nam đang làm việc với cơ quan chức năng và p🍎hối hợp vớꦇi đối tác là các tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam để nỗ lực xử lý, khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất", công ty nói thêm.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là một trong những công ty lớn tiếp theo trở thành nạn nhân của mã độc tống tiền ransomware. Trước đó, tin tặc cũng tấn công hệ thống của chứng khoán VnDirect, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) và một nhà mạng, giai đoạn cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Ở các cuộc tấn công trước đây, đại diện cơ quan an ninh mạng cho biết tin tặc đã xâm nhập và nằm vùng trong hệ thống thời gian dài, tìm ra dữ liệu quan trọng và tiến hành mã hóa, sau đó yêu cầu n𒆙ạn nhân trả tiền chuộc để mở khó🐽a.
Theo báo cáo về nguy cơ mấ꧑t an toàn thông tin tại Việt Nam quý I/2024 của Viettel Cyber Security, số vụ tấn công ransomware vào hạ tầng doanh nghiệp tại Việt Nam tăng 70% so với cùng🅷 kỳ năm ngoái. Hình thức này có thể gây thất thoát dữ liệu, làm gián đoạn dịch vụ và ảnh hưởng uy tín của các đơn vị.
Tại sự kiện Accelerate 2024, diễn ra chiều 4/6 ở Hà Nội, hãng bảo mật Fortinet cũng cảnh báo 44% tổng số mã độc ransomware và wiper đang nhắm vào các ngành công nghiệp. Trên toàn bộ cảm biến của Fortinet, số lần phát hiện mã độc ransomware đã giảm 70% so với nửa đầu 2023, nhưng sự chậm lại này chủ yếu do kẻ tấn công đã chuyển từ chiến lược truyền thống "phát tán và cầu nguyện" sang thực hiện cách ꧟tiếp cận có mục tiêu cụ thể hơn, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng, y tế, sản xuất, vận tải và logistics, và ôtô.
Trong khi đó, các cuộc tấn công bắt đầu trung b🔯ình chỉ 4,76 ngày sau khi các hoạt động khai thác mới được công khai. Các chuyên gia nhận thấy trong 6 tháng cuối 2023, các nhóm tấn công tăng tốc độ tận dụng lỗ hổng mới được công bố nhanh hơn 43% so với nửa đầu 2023. Theo ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc quốc gia Fortinet Việt Nam, điều này cũng nhấn mạnh các nhà cung cấp phải chủ động và minh bạch trong việc công bố lỗ hổng cho tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo họ có thông tin cần thiết để bảo vệ tài sản một cách hiệu quả.
Lưu Quý