Theo kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 10/2024, Việt Nam sẽ không còn thiết bị di động sử dụng mạng 2G và sẽ tắt sóng hoàn toàn vào năm 2026. Như vậy, kể từ tháng giữa tháng 10 năm nay,🌸 điện thoại chỉ có công nghệ 2G sẽ mất kết nối hoàn toàn. Tắt sóng 2G sẽ giúp tận dụng tài nguy💎ên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn.
Ông Cao Anh Sơn, Tổng giám đốc Tổng công Viễn thông Viettel, cho biết🐲 Viettel không chỉ không có lợi thế mà thậm chí còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn trong quá trình chuyển dịch từ 2G lên 4G. Với chiến lược kinh doanh "lấy nông thôn vây thành thị", Viettel có nhiều thuê bao ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.
Theo Viettel, ⛎với lượng lớn thuê bao đang sử dụng mạng 2G là những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, nhà mạng này đã t♍hành lập đội bán hàng lưu động, đi từng nhà, gọi điện tới từng thuê bao để giải thích về việc tắt sóng 2G cũng như hỗ trợ chuyển đổi lên 4G nhằm giúp mọi khách hàng hưởng lợi từ Internet di động.
Cũng theo nhà mạng này, dòng máy 4G củ🎐a Viettel có giá bán từ 195.000 đồng hay điện thoại thông min💜h giảm giá tới 50% chỉ còn hơn 1 triệu đồng... đã giúp người dân vùng sâu vùng xa dễ dàng tiếp cận hơn.
"Tôi vẫn dùng điện thoại ‘cục gạch’ vì nghĩ smartphone đắt ti💫ền. Nghe tư vấn, tôi mới biết có những mẫu điện thoại thông minh, phù hợp với kinh tế của gia đình. Chuyển sang sử dụng, tôi thấy tiện lợi hơn hẳn", anh Trần Văn Định, người dân bản Cắng Đắng, xã San Thàng, Lai Châu nói.
Cũng theo đại diện Viettel, đầu năm 2024, Viettel có gần 10 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G nhưng tới trung tuần tháng 9, con số này chỉ còn chưa đến 1 triệu khách hàng. Từ đầu ൩tháng 9, nhóm khách hàng có nhu cầu chuyển đổi nhưng gặp khó khăn về tài chính đã được Viettel hỗ trợ chuyển đổi miễn phí.
Theo nhà mạng này, việc tắt sóng 2G là cuộc cách mạng để thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số... một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn. Ngoài ra, tắt sóng 2G sẽ giúp các nh🎃à mạng ဣtập trung nguồn lực để phát triển các công nghệ mạng 4G và 5G mới hơn.
Ông Cao Anh Sơn cho rằng, với một số khu vực miền núi, hải đảo, việc phủ sóng 4G vẫn phải đối mặt với trở ngại. Chính vì thế, đảm bảo vùng phủ 4G tương đư💖ơng như vùng phủ 2G cũng là thách thức lớn với nhà mạng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội lớn cho Viettel. Khi các khách hàng đều trên hạ tầng 4G và 5G, Viettel có thể phát triển những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt hơn, giá trị cao hơn theo hạ tầng nền tảng 4G và 5G.
"Viettel sẽ tập trung vào xây dựng hệ sinh thái cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng 5G có lợi thế về tốc độ cao, độ trễ thấp, băng thông lớn. 4G và 5G sẽ tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, trong đó Viettel xây dựng các nền tảng kinh doanh mới, cung cấp nội dung ngoài viễn thông truyền thống, đặc biệt với mạng 5G, là nhân tố quan trọng trong mục tiêu kiến tạo xã hội số. Viettel sẽ tiên phong và tiếp tục là nhà mạng dẫn dắt về cဣông nghệ, đưa ra các giải pháp, dịch vụ tốt nhất đến khách hàng",♋ ông Cao Anh Sơn nói.
Theo đại diện Viettel, kết nối Internet tốc độ cao cho phép Viettel đẩy mạnh các dịch vụ như điện toán đám mây, các nền tảng cho giới trẻ như streaming, game... Ngoài ra, việc xây dựng các nền tảng cho các nhà sáng tạo nộ♕i dung phát triển có thể tạo ra sự bùng nổ về nội dung với công nghệ 5G như thực tế ảo (AR) hay thực t♉ế ảo tăng cường (VR).
Hội An