Sau nhiều chìm nổi trong kinh doanh, những biến cố về nhân sự suốt mấy năm qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam một lần nữa khiến dư luận chú ý với quyết định thay Tổng giám đốc. Theo đó, Phó tổng Lê Anh Sơn sẽ thay thꦆế ông Nguyễn Cảnh Việt đứng mũi chịu sào. Còn vị "thuyền trưởng" suốt mấy năm qua của Vinalin🐬es được điều chuyển về làm công tác phòng chống lụt bão của Bộ Giao thông.
Trong những cuộc họp, hội nghị suốt hai tháng đầu năm 2014, Vinalines liên tục được lãnh đạo Bộ Giao thông, rồi lãnh đạo Chính phủ lấy làm ví dụ "rùa bò" trong cổ phần hóa. Báo cáo của doanh nghiệp cũng cho thấy điều đó, năm ngoái tổng công ty chỉ cổ p🦄hần hoá được Cảng Khuyến Lương và Cảng Quy Nhơn, trong khi số lượng đăng ký🦄 là 7 đơn vị.
Với 5 đơn vị còn lại, Vinalines phải đề xuất lùi sa☂ng quý I/2014, nhưng tình hình hiện cũng rất khó khăn. Đến nay mới có 3 đơn vị là Cảng Hải Phòng, Cảng Nha Trang và Vinalines Nha Trang hoàn tất định giá và chuẩn bị phương án. 2 đơn vị còn lại là Cảng Quảng Ninh và Đà Nẵng mới đến giai đoạn thẩm tra hồ sơ định giá. “Quý I chắc chắn không xong rồi vì chỉ còn hơn chục ngày nữa. Chúng tôi hy vọng các đơn vị nói trên sẽ hoàn thành và👍o tháng 6/2014", một lãnh đạo của Vinalines thừa nhận.
Trao đổi với VnExpress ít ngày trước khi chính thức nhận trọng trách mới, ông Lê Anh Sơn xác định việc tái cơ cấu, cổ phần hóa các đơn vị nêu trên là "không th𒁏ể trì𒐪 hoãn, phải tăng tốc". Lãnh đạo Vinalines cũng cho rằng càng làm xong sớm việc này, tổng công ty sẽ càng nhẹ gánh, do cùng lúc phải IPO công ty mẹ cùng một số cảng lớn khác (Cảng Sài Gòn...) trong năm 2014.
Để làm l💃ành mạnh tài chính cho ♛Vinalines trước khi IPO, Bộ trưởng Giao thông - Đinh La Thăng đã nhiều lần thúc giục tổng công ty nhanh chóng tuyên bố phá sản 2 công ty thành viên đang ngập trong nợ nần là Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) và Vận tải dầu khí (Falcon).
Phía Vinalines cũng cho biết đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục phá sản với 2 đơn vị này. Trước đó, trong năm 2013, Tổng công ty đã giải thể 4 doanh nghiệp gồm Công ty Kinh doanh xăng dầu Vinalines phía Bắc, Công ty Thương mại xăng dầu đường biển, Trung tâm Phát triển nhân lực Hàng hải Đông Nam Á và Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ𒐪. Tuy vậy, việc tuyên bố phá sản 2 doanh nghiệp với nhiều tàu bè và công nợ liên quan như Vinashinlines và Falcon không phải là chuyện dễ.
Theo lãnh đạo Vinalines, vấn đề mấu chốt t🍸rong tái cơ cấu Vinalines không chỉ là bộ máy mà còn là câu chuyện cơ cấu nợ. “Đó là yếu tố quan trọng nhất quyết định 𓆏thành bại của quá trình cổ phần hóa”, ông thừa nhận.
Báo cáo với Bộ trưởng Đinh La Thăng hồi cuối tháng 2, đại diện Vinalines cho biết đã xây dựng xong đề án tái cơ cấu khoản nợ hàng chục nghìn tỷ đồng của công ty mẹ và các doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển liên doanh và gần 200 triệu USD nợ vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước🌠 ngoài tại Việt Nam…
Tuy nhiên, theo báo cáo phần lớn trong các khoản nợ ấy chỉ được xử lý theo hướng lùi thời gian trả nợ và lãi 1-2 năm, 🐟trong khi theo nhiều chuyên gia trong ngành hàng hải, khoảng thời gian tối thiểu mà Vinalines cần ít nhất cũng phải 5 năm mới mong giảm được áp lực dòng tiền.
Để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp này, mới đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Hồng Trường đã được giao làm Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa Vinalines. Ông Trường cũng là n☂gười từng được “biệt phái” kiêm nhiệm làm Chủ tịch Vinashin khi Chính phủ bắt đầu tái cơ cấu tập đoàn này từ nửa sau năm 2010.
Trao đổi với VnExpress bên lề họp báo thường kỳ của Chính phủ hồi cuối tháng 2, bản thân vị lãnh đạo này cho biết ông đặt nhiều hy vọng vào sự tham gia của đối tác ngoại vào quá trình này và cho biết Vinalines có thể bán tới 70% vốn tại tổng công ty, do không đặt mục tiêu nắm giữ c💖ổ phần chi phối tại đây.
Trung Đức