Theo đó, các đơn vị sự nghiệp thuộc Vinashin và doanh nghiệp🍰⛦ chuyển giao cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang nợ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc,... sẽ được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để trả nợ.
Mức vay tối đa bằng số kinh phí chi trả nợ tiền🍰 lương và các khoản nợ khác như bảo hiểm y tế, thất nghiệp trợ cấp thôi việc tính đến ngày 31/10/2010 và thời kỳ tiếp theo đến hết ngày 31/12/2011. Lãi suất cho vay bằng 0% và thời hạn vay tối đa 12 tháng.
Vinashin đang nợ khoảng 100 tỷ đồng lương nhân viên. Ảnh: TTXVN. |
Ngoài việc giải quyết vấn đề nợ lương, bảo hiểm trợ cấ🧜p thất nghiệp, doanh nghiệp thuộc Vinashin còn được vay vốn để tạo việc làm và đào tạo nghề cho người lao động. Theo đó, cán bộ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn mà đã có thời gian làm việc từ 12 tháng trở lên trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Vinashin và doanh nghiệp chuyển giao sang Vinalines... bị mất việc làm trong năm 2010 và 2011 mà chưa có💎 việc làm, nếu có nhu cầu sẽ được vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm hoặc vay để học nghề.
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị thuộc Vinashin hoặc doanh nghiệp từ tập đoàn này chuyển sang Tổng côn🔜g ty Hàng hải Việt Nam lập danh sách lao động mà doanh nghiệp, đơn vị còn nợ tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm để thực hiện việc vay vốn.
Trước đó, Chính phủ cũng cho phép Vinashin được gia hạn nộp thuế nhập khẩu và VAT đối với nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị do các doanh nghiệp mà tập đoàn này trực tiếp nhập hoặc nhập ủy thác phục vụ các hợp đồng đóng tàu bị hủy. Việc gia hạn thuế được thực hiện từ nay đến hết ngày 31/12/2012.
Theo công bố của lãnh đạo Vinashin, tính đến hết tháng 6/2010, tổng số doanh nghiệp của tập đoàn là 289 công ty, với số lao động là 49.454 người. Vinashin đang nợ trên 100 tỷ đồng lương nên tập đoàn đề xuꦿất được vay số tiền này để giảiꦯ quyết lương cho cán bộ, công nhân viên.
Hồng Anh