Bên cạnh những yếu kém về quản trị, quản lý điều hành của doanh nghiệp thì Nhà nước, với tư cách một chủ sở hữu, một ꦛnhà đầu tư cũng có trách nhiệm trong quản lý, giám sát hiệu quả khai thác, sử dụng tài sản đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước.
Thời gian qua, sai phạm, thất thoát, thua lỗ lớn của một loạt tập đoàn lớn chậm được phát hiện, xử lý là do hiệu lực và hiệu quả giám sát yếu. Đó là kết quả nghiên cứu về giám sát và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp N🅘hà nước được viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Ciem) công bố hôm qua (22/11).
Năm 2009-2010, Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) đứng bên bờ vực phá sản, nợ phải trả trên 86.000 tỷ đồng; nợ đến hạn phải trả trên 14.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu gấp 11 lần, 5.000 công n꧂hân bị mất việc làm... Dù vậy, đến nayꦦ vẫn còn tranh luận về giá trị thực tài sản, vốn nhà nước, các khoản nợ, mức độ thua lỗ của tập đoàn này… Năm 2011, tình trạng tương tự diễn ra với tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác.
Giám sát bên ngoài: cha chung không ai khóc
Nghiên cứu của Ciem đã chỉ ra hàng loạt những nhược điểm của cơ chế giám sát hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Theo Phó trưởng ban cải cách và phát triển doanh nghiệp (Ciem) Phạm Đức Trung, cơ chế giám sát hiện hành chưa làm rõ trách nhiệm giải trình của bộ máy nhà nước trong hoạt động giám sát, đánh giá doanh nghiệp Nhà nước. Chủ sở hữu thực hiện giám sát chủ yếu qua các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp, nhưng hiện nay lại chưa đủ công cụ để đánh giá tính xác thực của các báo cáo này. Ông Trung nói: “Thế nên mới có chuyện các tập đoàn như Vinashin, Vinalines, Sông Đà… được xếp hạng A ngay trước giai đoạn bị đổ vỡ hoặc vi phạm pháp luật. Và trước hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại các tập đoàn này, đại biểu quốc hội đã chất vấn gay gắt, song lần lượt bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, đơn vị chủ quản của hai đơn vị này đều từ chối trách nhiệm! Bản thân Ciem vừa rồi được giao nhiệm vụ tổng hợp thông tin về doanh nghiệp Nhà nước, nhưng khi 💖làm việc với hàng loạt bộ ngành thì không đơn vị nào có thông tin chính xác, đầy đủ, chỉ có bộ Tài chính, song chủ yếu liên quan đến khía cạnh tài chính”.
Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng vụ Lao động tiền lương (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đồng quan điểm khi cho rằng giám sát của Nhà nước mà cụ thể là các bộ, ngành, địa phương đang có tình trạng vừa chồng chéo, vừa lỏng lẻo. Cụ🙈 thể, nhiều khi lãnh đạo bộ này, địa phương kia kiêm nhiệm đại diện phần vốn của chủ sở hữu, cùng một lúc phải làm nhiều vai khác nhau. “Việc quản lý nhà nước còn đang ngập ngụa, làm sao có thời gian, công sức mà kiểm soát doanh nghiệp. Kiểm toán nhà nước cũng sức nào mà kiểm tra hết cả, mà có thì cũng phải mất hàng năm mới có kết quả, nhiều khi công bố kết quả kiểm toán thì “sự đã rồi””, bà Minh nói.
Cũng theo đánh giá của Ciem, các chỉ tiêu giám sát chủ yếu là chỉ tiêu tài chính, trong khi hàng loạt những vấn đề quan trọng khác chưa có các chỉ tiêu định lượng. “Trong 4-5 năm qua, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thành lập các công ty con, công ty cháu tràn lan để kinh doanh những lĩnh🌞 vực nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản, tài chính… song các cơ quan giám sát không nắm được thông tin và cũng không kiểm soát được. Một trong những nguyên nhân là không có hệ thống chỉ tiêu giám sát về vấn đề này”, báo cáo viết.
Giám sát nội bộ: tê liệt
Bàꦓ Tống Thị Minh cho biết, tình trạng lỏng lẻo trong giám sát hoạt động, hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước khiến cho bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhiều phen “đau đầu” với công tác quản lý lao động, tiền lương của các doanh nghiệp này. Cụ thể, lương, thưởng lãnh đạo, cán bộ, nhân viên doanh nghiệp Nhà nước được căn cứ vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Song, nhiều doanh nghiệp có tình trạng đặt kế hoạch cao, báo cáo cuối năm cũng cho kết quả tương ứng, lợi nhuận thậm chí vài nghìn tỷ đồng, Bộ Tài chính cũng xác nhận nhưng lương thưởng nhận xong rồi, một năm sau kiểm toán báo lỗ hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. “Thế nên mới có chuyện nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước lỗ lớn mà lương, thưởng lãnh đạo, cán bộ, nhân viên vẫn cứ cao ngất, gây bức xúc dư luận, chúng tôi cũng bị truy vấn trách nhiệm”, bà Minh nói.
Để tình trạng yếu ké𝄹m trong quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước như vừa qua, bà Minh cho rằng, cả năm “van” giám sát doanh nghiệp hiện nay: nội bộ, đại diện chủ sở hữu, của cơ quan nhà nước, đối tác, và phản biện xã hội đều lỏng lẻo.
Chẳng hạn, đối với hệ thống g😼iám sát nội bộ như công đoàn, tổ chức Đảng, Đoàn… gần như bị vô hiệu. Giám sát của đại diện chủ sở hữu thì có tình trạng hội đồng quản trị với ban điều hành “ăn chung một mâm”, đóng nhiều vai cùng lúc, nên không rành mạch. Kiểm soátꦫ viên và ban kiểm soát ăn lương theo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì làm sao có thể giám sát độc lập? Có nhiều doanh nghiệp, kiểm soát viên là kế toán trưởng, ăn lương kế toán, hưởng phụ cấp cho công việc kiểm soát!
Viện trưởng viện Ciem Lê Xuân Bá cho rằng hiệu quả của cơ chế giám sát nội bộ phụ thuộc vào sự tách bạch giữa quản lý và điều hành, giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (năm nay), chỉ có 3,2% d🦄oanh nghiệp Nhà nước 100% vốn nhà nước là cꦬó sự tách bạch hoàn toàn, tức là Tổng giám đốc không phải là thành viên của hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty. Có trên 60% doanh nghiệp Nhà nước có tổng giám đốc là chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch công ty; nói cách khác, người đứng đầu bộ máy quản lý là người đứng đầu bộ máy điều hành. Do vậy, các hoạt động đánh giá, giám sát rất hiếm. Theo báo cáo của bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước cho rằng, giám sát nội bộ có vai trò thấp hơn giám sát từ bên ngoài.
Liên quan đến chuyện báo cáo một đằng, kiểm toán cho kết quả một nẻo, thậm chí có sự xác nhận của ༒cơ quไan quản lý như trường hợp bà Minh đã nêu, ông Bá cho rằng, cơ quan nhà nước sai cũng phải chịu trách nhiệm. Viện trưởng viện Ciem nêu quan điểm: trước khi có kiểm toán chính thức, lãnh đạo, cán bộ các doanh nghiệp Nhà nước chỉ được tạm ứng lương, để tránh tình trạng doanh nghiệp lỗ lớn mà cán bộ vẫn nhận lương cao như EVN, Petrolimex… vừa qua.
Nhiều doanh nghiệp có tình trạng đặt kế hoạch cao, báo cáo c🥀uối năm cũng ♚cho kết quả tương ứng, lợi nhuận thậm chí vài nghìn tỷ đồng-Bộ Tài chính cũng xác nhận nhưng lương thưởng nhận xong rồi, một năm sau kiểm toán báo lỗ hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. |
Theo Sài Gòn tiếp thị