12 công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
1. Công trình Tự điển chữ Nôm dẫn giải của GS. TSKH Nguyễn Quang Hồng.
Công trình lớn nhất từ trước đến nay về Từ điển chữ Nôm được xây dựng trên nền tảng lý thuyết về văn tự học mà tác giả là người ༒nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Cuốn tự điển chữ Nôm dẫn giải là một bước tiến về nghiên cứu, giảng giải chữ Nôm; góp phần làm sáng rõ sức sáng tạo, tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam.
2. Công trình Về cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay của cố GS Nguyễn Đức Bình.
Đây là một tác phẩm lý luận và đậm chất thực tiễn. Tư tưởng xuyên suốt của công trình khẳng định và bảo vệ chủ thuyết phát triển của Việt Nam thời đại ngày nay, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên 🧸nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Công trình Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thơm Sóc Trăng: ST24 và ST25 giai đoạn 2008-2016 của KS Hồ Quang Cua và 2 cộng sự.
Công💖 trình đã chọn tạo thành công 2 giống lúa thơm ST24, ST25 có thời gian sinh trưởng phù hợp với hầu hết các vùng trồng lúa ở Việt Nam, năng suất cao, chống đổ ngã tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh, chất lượng cao. N♔ăm 2019, Bộ NN&PTNT đã công nhận đặc cách hai giống lúa này.
4. Cụm công trình Nghiên cứu đổi mới và phát triển công nghệ và thiết bị chế biến lương thực - thực phẩm và nông sản Việt Nam của GS.TS Trần Doãn Sơn
Cụm công trình gồm 8 công trình thuộc lĩnh vực chế biến c🍬ác sản phẩm về nông nghiệp và lương thực của Việt Nam như chế biến hạt điều nhân xuất khẩu, chế biến cà phê nhân và chế biến các sản phẩm từ gạo; thiết bị sản xuất phở tươi, bánh cuốn, mì quảng. Nghiên cứu đã được chuyển giao c𒆙ho nhiều nhà máy, xí nghiệp và cơ sở sản xuất trong và ngoài nước.
5. Công trình 3 Tổ hợp lai các giống gà nội Minh Dư Bình Định (MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.BĐ) giai đoạn 2000-2020 của tác giả Lê Văn Dư.
Công trình mang tính đột phá khi tạo ra các giống gà ta mới có năng suất cao và chất lượng vượt trội từ nguồn gene gà nội. Hiện công trình chuyển giao ra thị trường s🍸ố lượng gà con giống lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa quy mô công nghiệp.
6. Cụm công trình Phát triển chăn nuôi thủy cầm ở Việt Nam của TS. Nguyễn Văn Trọng và 30 đồng tác giả.
Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu của công trình đã làm thay đổi số lượng, năng suất, chất lượng đàn giống, tăng năng suất thịt và trứng, tạo ra các 🍬sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, góp phần năng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy cầm trong nước.
7. Công trình Nghiên cứu công nghệ nghiền khô siêu mịn, nâng cao mức độ tự động hóa và hiệu quả sử dụng nhiệt trong sản xuất ngói cao cấp của tác giả Nguyễn Quang Mâu cùng 10 cộng sự.
Công trình đưa ra công nghệ nghiền phối liệu cho sản xuất ngói đất sét nung bằng phương pháp khô, siêu mịn, tạo hình dẻo. Bằng nghiên cứu này, nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm ngói đất sét nung được đa dạng 🌳hóa, góp phần tiết kiệm năng lượng, tài nguyên không tái sinh,🔯 không phát thải chất thải rắn, hướng đến sản xuất tuần hoàn.
8. Cụm công trình Tối ưu hóa công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở vùng có nguồn lực hạn chế: từ nghiên cứu đến triển khai ứng dụng của GS.TS. Cao Ngọc Thành cùng 6 đồng tác giả.
Kết quả công 🎉trình tạo ra cách tiếp cận mới với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, đó là ứng dụng các phương pháp chẩn đoán, điều trị vô sinh; đưa ra giải pháp cải thiện sức khỏe phụ nữ tại cộng đồng; ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sàng lọc bệnh lý tiền sản giật - sản giật và xây dựng phác đồ điều trị dự phòng, được nhân rộng á💯p dụng.
9. Cụm công trình Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị bệnh đường hô hấp của PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cùng 22 đồn🅘g tác giả.
Nghiên cứu ứng dụng 🤪thành công các kỹ thuật tiên tiến để sàng lọc, chẩn đoán sớm và xây dựng phác đồ mới điều trị bệnh lao. Phác đồ lao kháng thuốc ngắn hạn và phác đồ thuốc mới điều trị lao tiền siêu kháng và siêu kháng thuốc đã cứu sống hàng nghìn bệnh nhân không có khả năng điều trị, ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, góp phần giảm chi phí cho người bệnh.
10. Cụm công trình Nghiên cứu, phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí - condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam của TS Ngô Hữu Hải và 27 đồng tác giả.
Nghiên cứu đưa ra các giải pháp khoa học và công nghệ mới nhằm khai thác hiệu quả các mỏ khí condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp. Sau hơn 11 năm thực hiện, cụm công trình còn giúp xây dựng hệ thống các giải ph﷽áp, sáng kiến kỹ thuật có giá trị cao, đóng góp to lớn cho ngành dầu khí Việt Nam.
11. Cụm công trình Nghiên cứu phát triển công nghệ thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình dầu khí biển siêu trường, siêu trọng phù hợp với điều kiện Việt Nam của ThS Bùi Hoàng Điệp và 11 đồng tác giả.
Công trình là tổ hợp các nghiên cứu khoa học mang tính quyết định đến sự thành công của Dự án Biển Đông 1. Đây là nền tảng ⭕cốt lõi khẳng định ý chí và sức sáng tạo của các nhà khoa học trong nước trong thi công chế tạo, hạ thủy và lắp đặt ngoài𓆏 khơi các công trình dầu khí biển siêu trường, siêu trọng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
12. Cụm công trình Hệ thống trạm đo carota tổng hợp xách tay TBM-02 và bộ quy trình minh giải tài liệu địa vật lý LOGINTER 2.0 KS Nguyễn Xuân Quang và 10 đồng tác giả.
Cụm công trình với các đổi mới công nghệ hệ thống thiết bị ghi số; cải tiến, ứng dụng công ꦿnghệ trong các trạm máy tính ALS, các máy giếng tận dụng phần cơ khí và cảm biến; tạo sản phẩm hoàn toàn mới như trạm carota tổng hợp 𒉰xách tay TBM-02; tạo ra công nghệ mới như Bộ quy trình minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan.
17 công trình được tặng Giải thưởng Nhà nước
1. Công trình Phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam của cố GS Đinh Xuân Lâm.
Công trình có đóng góp lớn trong nghiên cứu và làm sáng tỏ di𝐆ện mạo, nội dung, đặc điểm, tính chất và vai trò vị trí của phong trào đ🔯ấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược vào nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX; nêu bật những nhận định khoa học mang tính tổng kết về đặc điểm, bản chất của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Việt Nam.
2. Cụm công trình Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI-XVIII (tập I và tập II) của cố GS.TS Trương Hữu Quýnh.
Công trình đã phục dựng lại𒅌 bức tranh toàn cảnh về chế độ ruộng đất, góp phần xác lập các quan điểm, nhận thức về hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kỳ trung đại; đặt cơ sở cho hoạch định chính sách về nông nghiệp và nông thôn; chính sách xã hội đối với nô✃ng dân.
3. Cụm công trình Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, lý luận bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng của cố GS Trần Xuân Trường và 16 đồng tác giả.
Công trình đưa ra quan niệm khoa học và luận giải về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Ch🍬í Minh; góp phần đề 🉐xuất chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ Quân đội trong thời kỳ đổi mới.
4. Cụm công trình Nghiên cứu chế tạo một số cảm biến khí có độ nhạy cao trên cơ sở vật liệu nano ôxít kim loại bán dẫn và tổ hợp nano các-bon bằng công nghệ vi điện tử của GS.TS Nguyễn Đức Chiến và 10 đồng tác giả.
Nhóm nghiên cứu đã làm chủ công nghệ lõi c🍒hế tạo và cảm biến trên cơ sở vật liệu nano, phương pháp khảo sát, đóng gói, đo đạc linh kiện, ứng dụng công nghệ, từ đó phát triển mẫu cảm biến tự đốt nóng, độ nhạy siêu cao với công suất tiêuꦇ thụ nhỏ hơn sản phẩm thương mại trên thế giới hiện nay.
5. Cụm công trình Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học Việt Nam hiện đại của PGS.TS Phan Trọng Thưởng
Cụm công trình đã vận dụng phương pháp nghiên cứu hiện đại, lần đầu tiên nghiên cứu hệ thống và toàn diện, khách quan kịch nói, thể loại non trẻ của văn học Việt Nam hiện đại. Cụm công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống lí luꦺận về kịch nói ở Việt Nam đồng thời cung cấp kiến thức mới mẻ về văn học Việt Nam hiện đại và đương đại.
6. Cụm công trình Thơ trữ tình và văn học Việt Nam hiện đại của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp.
Cụm công trình đã luận giải nhiều vấn đề cốt yếu của văn học Việt Nam hiện đại, có giá trị khoa học xuất sắc, có ý nghĩa xã hội rộng lớn, góp phần thúc đẩy đổi mới tư duy nghiên cứu, giảng dạy ไvăn học ở nước ta một cách hiệu quả, thiết thực.
7. Cụm công trình Thơ Việt Nam hiện đại của GS.TS. Lê Văn Lân.
Cụm công trình gồm những tổng kết mang tính lý lu🍃ận và những kiến giải mới về rất nhiều hiện tượng quan trọng của thơ trữ tình Việt Nam hiện đại và đương đại. Cụm cô💜ng trình ứng dụng rộng trong đời sống, không chỉ có giá trị về văn học sử mà còn cung cấp những công cụ lý luận quan trọng cho công chúng để đọc và phân tích thơ dưới ánh sáng khoa học.
8. Cụm công trình Chủ nghĩa hiện thực và cá tính sáng tạo nhà văn của GS.TS Trần Đăng Suyền.
Cụm công trình nghiên cứu văn học Việt Nam từ góc độ các vấn đề lý luận cơ bản; nghiên cứu 🌠một cách hệ thống, toàn diện chủ nghĩa hiện thực giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX; lần đầu tiên có sự tổng kết các nguyên tắc quan trọng của ch📖ủ nghĩa hiện thực trong văn học.
9. Cụm công trình Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng của PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu cùng 6 đồng tác giả.
Công trình đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thành công Test FOBT trong sàng lọc ung thư đại trực tràng, phát hiện 🌄bệnh sớm tại cộng đồng. Đặc biệt, thực hiện thành công xạ trị tiền phẫu, giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân giai đoạn muộn, tăng tỉ lệ chẩn đoán sớm, giảm gánh nặng chi phí và số ngày nằm viện cho bệnh nhân.
10. Cụm công trình Nghiên cứu thiết kế cơ sở, chi tiết, công nghệ chế tạo, tích hợp giàn khoan tự nâng 400 ft phù hợp với điều kiện Việt Nam và nghiên cứu phát triển, hoán cải giàn khoan dầu khí di động phục vụ phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng của KS Phan Tử Giang và 7 đồng tác giả.
Cụm công trình đánh dấu Việt Nam đã nghiên cứu thành công cơ sở khoa học và phương pháp luận để kiểm nghiệm lại thiết kế cơ sở giàn khoan ﷽tự nâng 400ft. Đặc biệt, Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có khả năng làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, ch🐼ạy thử và hạ thuỷ giàn khoan tự nâng 400ft.
11. Công trình Các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ tối ưu hóa quá trình sản xuất của nhà máy lọc dầu Dung Quất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của BSR của KS Nguyễn Văn Hội và 23 đồng tác giả.
Nhóm tác giả đã cải tiến, thay đổi về thiết kế ban đầu của từn🌌g thiết bị, cụm thiết bị và phân xưởng công nghệ cũng như toàn bộ nhà máy để tăng hiệu suất, công suất chế biến, tiết giảm năng lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế hàng nghìn tỷ đồng.
12. Công trình Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ trong thu gom, xử lý và sử dụng khí đồng hành ở các mỏ của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ lân cận (phần ngoài khơi) của TS Nguyễn Quỳnh Lâm cùng 24 đồng tác giả.
Cụm công trình đã xây dựng phương pháp điều khiển cấu trúc dòng chảy nhờ thiết bị tách khí sơ bộ UPOG, cho phép vận chuyển dầu bão hoà khí; đưa ra các𒈔 giải pháp thu gom, xử lý và vận chuyển khí đồng hành phù hợp với điều kiện biển Việt Nam, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
13. Cụm công trình khoa học và công nghệ về các kết quả nghiên cứu đối với các hệ thống dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ phế phụ phẩm nông nghiệp góp phần xử lý môi trường và phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch, bền vững của PGS.TS Nguyễn Đình Tùng.
Nhóm nghiên cứu đã tạo được hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại, quy mô công nghiệp ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, giúp sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ nhiều loại phế phụ phẩm nông nghiệp, góp phần tiết kiệ💝m năng lượng, giảm phát thải nhà kính và giảm chi phí so với thiết bị nhập ngoại.
14. Cụm công trình Bảo tồn và khai thác nguồn gene vật nuôi bản địa Việt Nam của Viện Chăn nuôi giai đoạn 2000-2020 của TS Phạm Công Thiếu và 14 đồng tác giả.
Cụm công trình đã xây dựng mạng lưới bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn gene vật nuôi bản địa rộng khắp cả nước. Đã bảo tồn 94 nguồn gene vật nuôi bản địa, trong đó phát hiện, bổ sung 70 nguồn gene vào danh mục ưu tiên bảo tồn; cứu vãn thành công 6 nguồn gene có nguy cơ tuyệt chủng.
15. Công trình Nghiên cứu, sản xuất vaccine nhược độc đông khô phòng bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu ở lợn của TS Nguyễn Đức Tân và 2 đồng tác giả.
Nhóm nghiên cứu đã phát triển, ứng dụng thành công công nghệ đông khô vaccine vi khuẩn nhược đ🔯ộc và công nghệ sản xuất vaccine đa giá dùng trong thú y, giúp làm chủ được số lượng kháng nguyên trong liều tiêm, giảm số lần tiêm và khống chế dịch bệnh trên lợn, tăng lợi nhuận và phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
16. Cụm công trình Chọn tạo và phát triển các giống gà lông màu hướng thịt và hướng trứng giai đoạn 2006-2020 của TS Phùng Đức Tiến và 19 đồng tác giả.
Nhóm nghiên cứu đã làm chủ công nghệ chọn tạo giống hiện đại; từ xây dựng chương tr💜ình chọn lọc, nhân giống đến quy trình chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh, tạo đột phá về năng suất và hiệu quả kinh tế - xã hội trong chăn nuôi gà ở Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững.
17. Công trình Nghiên cứu chế tạo xúc tác dị thể, vật liệu nano trong lĩnh vực tổng hợp và ứng dụng nhiên liệu sinh học, các sản phẩm thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu của GS.TS Vũ Thị Thu Hà và 14 đồng tác giả.
Nghiên cứu góp phần tạo ra các sản phẩm mới, mang hiệu quả vượt trội. Trong đó có sản phẩm phụ gia với lợi nhuận ròng khoảng 23.000 tỷ đồng/năm nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời giúp giảm ô nhiễm môi trꦿường trong hoạt đ🅰ộng sử dụng năng lượng.