Trả lời:
Chào bạn,
Trên lý thuyết, HIV chỉ tồn tại trong cơ thể người, khi ra khỏi🗹 cơ thể, HIV nhanh chóng bị tiêu diệt. Khi các dịch tiết cơ thể (như máu chẳng 🎉hạn) vốn chứa HIV pha loãng với nước, HIV sẽ tồn tại lâu hơn, thời gian tồn tại phụ thuộc vào nồng độ pha loãng, lượng virus trong máu người nhiễm, các yếu tố lý hoá khác như lượng clor, các chất tẩy rửa, nhiệt độ...
Tuy nhiên, trên thực tế, chưa ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm qua các tiếp xúc như sử dụ🍨ng chung nhà vệ sinh, nhà tắm hay bể bơi. Cần lưu ý rằng, do yếu tố pha loãng và tính chất "dễ chết của HIV ở môi trường ngoài cơ thể", lượng virus HIV trong các chất lỏng này giảm đi đáng kể, và thường thấp dưới ngưỡng gây nhiễm...
Tro💦ng tình huống mà bạn chia sẻ, thông thường, chúng ta không sử dụng lại nước người khác đã dùng, và khi rửa dưới vòi nước hay bằng gàu, phần nước thải nhanh chóng bị trôi đi. Điều này khiến cho sự tiếp xúc với HIV giảm đi đáng kể.
Ở đây, tôi xin lưu ý thêm về trường hợp người thân chăm sóc bệnh nhân HIV đang chảy máu. Tất cả tiếp xúc với máu đều cần phải mang găng tay sạch, điều này vừa🍸 đảm bảo vệ sinh khi chăm sóc vừa hạn chế phơi n♐hiễm HIV. Còn trường hợp phải vệ sinh chỗ sàn dính máu, có thể dội nhiều lần bằng nước sạch hoặc sử dụng thêm chất tẩy rửa, các hành động này nhằm gột rửa và tiêu diệt HIV nhanh chóng.
Thân ái.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ