ꦗNghiên cứu do giáo sư Yuta Shirogane, Khoa Khoa học Y tế của Đại học Kyushu đứng đầu, được xuất bản trên tạp chí Science Advances, hôm 31/1.
ꦐỞ dạng bình thường, virus sởi không thể lây nhiễm vào hệ thần kinh. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu phát hiện virus tồn tại trong cơ thể có khả năng phát triển đột biến ở một protein chịu trách nhiệm bám vào tế bào. Các protein này tương tác và nhiễm vào não.
🔯Giáo sư Shirogane chỉ ra rằng virus sởi vốn chỉ lây nhiễm các tế bào biểu mô và miễn dịch, gây sốt, phát ban. Để gây ra bệnh viêm màng não, virus phải tồn tại ở dạng đột biến, sau đó lan sang các tế bào thần kinh. Các loại virus RNA như bệnh sởi biến đổi và tiến hóa với tốc độ rất cao, nhưng cơ chế tiến hóa của nó vẫn còn là bí ẩn, giáo sư Shirogane nói.
ܫCác nhà khoa học cũng nhận định quần thể virus RNA thường phát triển nhanh chóng dưới áp lực chọn lọc tự nhiên, do tỷ lệ lỗi sao chép cao. Khả năng tiến hóa của virus thường gây khó khăn trong việc kiểm soát lây nhiễm, tạo ra hiện tượng kháng thuốc, trốn tránh miễn dịch, mở rộng phạm vi và vật chủ.
𒁏Các nghiên cứu trước đây của Shirogane và các đồng nghiệp đã chỉ ra một số đột biến nhất định cho phép virus kết nối với các khớp thần kinh, lây nhiễm vào não. Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia đã phân tích bộ gene virus sởi từ các bệnh nhân SSPE và phát hiện nhiều đột biến khác nhau tích lũy trong protein.
💎Các chuyên gia hy vọng kết quả giúp giới khoa học phát triển phương pháp điều trị SSPE, cũng như làm sáng tỏ các cơ chế tiến hóa phổ biến của virus nói chung, chẳng hạn nCoV, herpes.
🐻Dù hầu hết người sinh sau năm 1970 đã được tiêm phòng sởi khi còn nhỏ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn ghi nhận 9 triệu ca nhiễm và 128.000 ca tử vong năm 2021.
Thục Linh (Theo CNN)