Cách đây vài năm, phó chủ tịch quận 1 (TP HCM) Đoàn Ngọc Hải phát động chiến dịch giành lại🎶 vỉa hè cho người đi bộ một cách rầm rộ. Mặc dù rất tôn trọng tinh thần qu💮yết liệt của ông Hải, nhưng khi ấy tôi dự đoán chiến dịch này sẽ thất bại.
Và đúng là nó thất bại thật, nhưng ng𝓰u♚yên nhân không phải do ông Hải "bắt cóc bỏ dĩa". Nguyên nhân đến từ thứ ngay bên cạnh vỉa hè: xe máy.
Như đã nói, xe máy quá tiện lợi. Người đi xe máy muốn mua ổ bánh mì chỉ cần tấp ngay vào lề đường, muốn ăn tô phở chỉ cần phóng xe lên vỉa ☂hè, ngồi vào quán và dựng xe ngay gần đó.
Thế là hàng rong, quán cóc, chợ chồm hổm... mọc lên như𒅌 nấm ngay trên vỉa hè để phục vụ "tận tình" cho những khách hàng đi xe máy. Kéo theo đó là hàng loạt vấn đề: mất vệ sinh, an toàn thực phẩm...
>> Phải ngồi ôtô một lần mới biết người ꧟đi xe máy ẩu cỡ nào
Khi nào xe máy vẫn còn thì những thứ "ăn theo" xe máy như hàng rong, quán cóc, chợ chồm hổm... vẫn còn và đó là nguyên nhân khiến câu chuyện giành lại vỉa hè tưởng ꦓchừng rất đơn giản, nhưng cả chục năm nay vẫn không giải quyết được.
Ở Việ𒐪t Nam có một thứ văn hóa kinh doanh gọi là "kinh doanh nhà mặt tiền". Người đi xe máy muốn mu♐a món hàng nào, chỉ cần dừng xe ngay trước cửa hàng đó rồi vào mua, quá tiện lợi.
Những người kinh doanh phải có một căn nhà ngay mặt tiền để tiếp cận với khách hàng của mình càng nhanh càng tốt. Thế là người ta băm nhỏ con đường ra để phân lô bán đất, mỗi lô một cửa hàng, mỗi cửa hàng một kiểu trang tr🧜í và bày biện. Cuối cùng, tổng thể con đườꦐng là một mớ hổ lốn, nhếch nhác, mất mỹ quan... Tất cả cũng chỉ để phục vụ cho sự tiện lợi của xe máy.
Tôi phát hiện ra rằng, hình như xe máy càng nhiều thì các con đường của chúng ta ngày càng nhỏ lại. Nếu chúng ta đi xe buýt hay ôtô nhiều thì người ta cũng sẽ 🎶làm đường to lớn để xe buýt, ôtô có thể di chuyển được.
>> 'Ông Đoàn Ngọc Hải ơi, chỉ có cấm xe máy mới dẹp đ꧂ược vỉa hè'
Nhưng phần lớn chúng ta chỉ đi xe máy, và các con đường của chúng ta chỉ vừa đủ để xe máy chạy được. Tôi đã đi những con đường mà bề rộng chưa tới 5m, chỉ có xe máy và không 🔯hề có chiếc ôtô nào chạy được trên con đường đó, hoặc những con hẻm vừa khít cho duy nhất một chiếc xe máy đi qua.
Có phải tư duy của chúng ta đang ngày một nhỏ lại theo chiếc xe máy mà chún♔g ta đang đi hay không? Nếu không có xe máy, tất cả sẽ thay đổi. Khi di chuyển bằng giao thông công cộng, người ta sẽ không thể tùy tiện thích dừng chỗ nào thì dừng.
Giao thông công cộng chỉ đón trả khách tại các trạm xe🌠 buýt hay trạmജ tàu điện nên sẽ có rất đông người tập trung tại các điểm trạm này. Những người kinh doanh muốn tiếp cận khách hàng càng nhanh càng tốt cũng phải tập trung tại các điểm trạm này.
Tại một diện tích nhỏ hẹp mà có quá nhiều người, tất cả đều cùng bị "nén" lại một chỗ thì không thể phát triển theo chiều rộng được mà buộc phải phát triển theo chiều cao. Tức là, các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, siêu th💙ị hiện đại sẽ thay thế các căn nhà mặt tiền, quán cóc, chợ chồm hỗm...
Vỉa hè cũng sẽ được trả lại cho người đi bộ⛦ mà không cần chiến dịch giải cứu nào. Chỗ ở cũng sẽ có thay đổi. Những người đi làm thay vì ở trong những con hẻm ngoằn ngoèo, họ sẽ tìm cách ở càng gần trạm xe buýt càng tốt.
>> Hà Nội cấm xe máy cꦫó đủ ôtô buýt, tàu điౠện cho dân đi?
Thế là các chung cư cao tầng sẽ thay thế những ngôi n🌞hà ống. Khi mọi người đều đã dọn lên cao để ở, quỹ đất sẽ được giải phóng. Người ta sẽ có nhiều đất hơn để xây các công trình công cộng, các đại💝 lộ rộng lớn sẽ thay thế những con đường bề rộng chưa tới 5m.
Xe buýt sẽ có thể di chuyển nhanh hơn với số lượng nhiều hơn và giao thông công cộng lại càng phát triển. Tất cả đều là những hình ảnh một đô thị văn minh mà chúng ta thường bắt gặp ở các nước phát triển và cũng là đô thị mà chúng ta hằng mong ước. Nhưng tất cả chỉ có khi chúng ta cấm🐻 xe máy.
Nếu ví hệ thống giao thông của đô thị như mạch máu🔜 trong cơ thể thì xe máy giống như loài virus độc h🌟ại đang từng ngày tàn phá các đô thị của chúng ta. Hãy từng bước diệt con virus này bằng một lộ trình cấm xe máy để trả lại một đô thị khỏe mạnh cho tất cả mọi người.
>> Bài viết cùng tác giả: 'Nꦐgười Việt bỏ xe máy nếu xe buýt tốt' là điều viễ☂n tưởng
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.