Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) vừa tổ chức hôm 9/6, ôn𝕴g Ken Atkinson, Trưởng nhóm công tác du lịch, đã phát biểu như vậy.
Chỉ một ngày trước, hôm 8/6, tại phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hoàng Tuấn Anh làm phép so sánh cụ thể h🍸ơn, khi cho biết Thái Lan đã miễn thị thực cho 61 nước, trong đó 40 nước được miễn đơn phương,♍ Singapore đã miễn thị thực cho 180 nước, trong đó 80 nước được miễn đơn phương. Rồi ông kết thúc bài phát biểu của mình với câu hỏi buông lửng: “Việt Nam đứng thứ sáu trong 20 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới, có nhiều bãi biển thuộc hạng đẹp nhất thế giới. Sơn Đoòng là một trong 12 hang động kỳ thú nhất th🐭ế giới. Vịnh Hạ Long là một trong những kỳ quan ấn tượng nhất thế giới...Vậy, điều gì làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng khách du lịch?”. Tôi cảm nhận có sự ấm ức trong từng câu phát biểu của Bộ trưởng tại nghị trường.
Những người không ủng hộ việc nới lỏng visa du lịch thường nêu điều kiện: miễn visa song phương, trên cơ sở có đi có lại. Đôi khi họ cũng lợi dụng tâm lý 𝔍tự tôn, cho rằng người ta coi thường mình, người ta có miễn visa cho mình đâu mà mình lại miễn visa cho ng🔜ười ta? Theo tôi đó là một cách suy nghĩ thiển cận.
Khoảng 20 năm trước, một cán bộ ngoại giao Tây Âu trao đổi với tôi: "Visa du lịch chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là nguyên tắc song phương. Mỗi nước có những ưu tiên riêng và những vấn đề xã hội riêng. Các nước miễn visa du lịch cho công dân nước tôi vì họ muốn nhiều công dân nước tôi đến tham quan, nghỉ dưỡng và mang 𒁃nhiều ngoại tệ vào nước họ. Du lịch là một kiểu xuất khẩu tại chỗ. Du khách nước tôi cũng không gây ra hệ lụy gì đáng kể cho nước họ. Nhưng chúng tôi lại có những ưu tiên, vấn đề rất khác, chúng tôi không thể quá thoáng với khách du lịch đến từ nước họ, để công dân của họ đến nước chúng tôi quá dễ, quá đông". Khi đọc tin tức về một số người Việt trồng "cỏ" (cần sa), lao động chui, trốn thuế ở một số nước, tôi có thể hiểu được những ẩn ý sau lời giải thích của nhà ngoại giao. Chính sách miễn visa du lịch đơn phương của Thái Lan, Singapore cũng là minh chứng thuyết phục cho những gì ông giải thích cho tôi. Chúng ta cần cải thiện thương hiệu người Việt trong con mắt thiên hạ, để người ta yên tâm mở cửa chào đón chúng ta.
Cũng có người cho rằng việc siết chặt visa là vì an ninh, quốc phòng. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có ý kiến như vậy. Việc miễn visa không đồng nghĩa với việc bất kỳ công dân nào của nước được miễn visa cũng mặc nhiên có quyền vào nước ta. Cho vào hay không cho người nào đó vào là quyền của mỗi quốc gia. Không ai có quyền yêu cầu lời giải thích. Ngay cả khi tôi có visa vào Mỹ, cơ quan cửa khẩu của Mỹ vẫn có quyền không cho tôi nhập cảnh mà không cần giải thích lý do. Mặc dù các nước ASEAN đã miễn thị thực du lịch cho nhau, nhưng người thường xuyên ☂có thái độ thù địch, kích động hận thù với Việt Nam có thể bị từ chối nhập cảnh và chẳng có quyền gì yêu cầu các cơ quan nước ta giải thích lý do từ chối. Không ai có quyền khiếu nại những quyền bất khả xâm phạm của quốc gia khác, kể cả quyền cho hay không cho phép nhập cảnh. Người nào cũng có thể đến gõ cửa nhà tôi, không cần có thư mời, nhưng mở cửa mời người đó vào hay không lại là quyền của tôi.
Giá trị của việc miễn visa du lịch không nằm ở tiền. Khách du lịch vào Việt Nam mỗi người chi tiêu 1.000-1.500 USD, tương đương với việc của ta mua mấy tấn gạo, họ không tiếc mấy chục USD lệ phí⛎ visa. Nhưng tờ visa tạo ra cho họ nhiều thủ tục nhiêu khê, nhiều mối bận tâm khó chịu. Có ít khách du lịch nào được trả đúng mức lệ phí visa như Bộ Tài chính công bố. Hầu hết khách du lịch phải xin visa qua các công ty dịch vụ và phải trả cao hơn nhiều.
Việt Nam không có đại sứ quán, lãnh sự quán ở nhiều nơi trên thế giới để khách du lịch dễ tiếp cận xin visa. Việt Nam cũng không có chính sách uỷ quyền cꦫho nước khác cấp visa (như Latvia ủy quyền cho Hungary, Lithunia ủy quyền cho Đan Mạch nhận hồ sơ và cấp visa ở Việt Nam).
Theo tôi, những hạn chế về chính sách visa du lịch và bất cập trong hoạt động quảng bá du lịch là hai "nút thắt cổ chai" 𝔉chính cho s♉ự phát triển du lịch.
Việt Nam cần có chính sách cởi mở hơn về visa du lịch, bao gồm tăng danh sách nước được miễn visa, triển khai visa điện tử (e-visa), hoàn thiện chính sách visa tại cửa khẩu (visa-on-arrival), áp dụng visa trung chuyển (tr🌟ansit visa). Đối với hoạt động quảng bá du lịch, cần nhanh chóng hình thành Quỹ phát triển du lịch và Cơ quan quảng bá du lịch Việt Nam trên cơ sở áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn tốt của khu vực và thế giới.
Lương Hoài Nam