Willkie Farr & Gallaghe𝄹r không có văn phòng đại ♎diện tại Việt Nam. |
Ngoài văn phòng ở Washington DC, Willkie Farr & Gallagher còn mở 6 văn pღhòng đại diện tại các nước Anh, Pháp, Italy, Đức và Bỉ. Hiện hãng luật này đang cùng Uỷ ban Tôm Việt Nam chuẩn bị hồ sơ và tài liệu cho phiên điều trần đầu tiên trước Uỷ ban H💙iệp thương quốc tế Mỹ (USITC), dự kiến vào 21/1 tới. Willkie cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc trả lời các câu hỏi điều tra của Bộ Thương mại Mỹ.
Với kinh nghiệm cùng Việt Nam tham gia vụ kiện bán phá giá cá tra, basa, đại diện công ty luật White & Case Lê Công Định cho rằng, ngay từ bây giờ, phía Việt Nam nên nhanh chóng thu thập thông tin về các giá trị thay thế ở một nước thứ ba. "Có thể lần này phía Mỹ lại chọn mức giá của Bangladesh để làm căn cứ so sánh", ông tiên đoán. |
5 nước khác, là bị đơn trong vụ kiện, đang ráo riết chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến. Thái Lan cho biết, họ đã thuê những chuyên gia lobby tài ba ở Washingt♊on để chứng minh rằng mình không hề trợ cấp cho xuất khẩ🌃u tôm. Hiệp hội Xuất khẩu Hải sản Ấn Độ thì đang kêu gọi hợp tác với các nước Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Chính phủ nước này cũng chi tới 1,5 triệu USD để thuê một hãng luật danh giá khác ở Washington.
Quyền lợi sát sườn bị ảnh hưởng, Hiệp hội Các nhà phân phối thuỷ sản Mỹ (ASDA) cùng các hệ thống ﷽bán lẻ, nhà hàng và dịch vụ thực phẩm cũng cực lực phản đối đơn kiện của Liên minh Tôm miền Nam (SSA). "Chúng tôi đang ngóng chờ cơ hội được trình bày trước Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế về sự cần thiết phải tiếp tục dùng 🌃tôm nhập khẩu. Việc làm này nhằm đảm bảo tình hình tài chính của hàng nghìn doanh nghiệp Mỹ và các cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp này", Chủ tịch ASDA Wally Stevens nói.
Trên thực tế, theo các chuyên gia thương mại, kim ngạch nhập khẩu tôm vào Mỹ mỗi năm vào khoảng 2,6 tỷ USD. Qua công đoạn gia tăng giá trị, các nhà chế biến nước này đã làm ra khối l🦹ượng hàng hoá trị ༒giá tới hơn 10 tỷ USD.
Theo ông Stevens, dù phần thắng có nghiêng về SSA thì cũng không thể tăng thêm lợi nhuận cho ngành tôm nội địa, bởi trên thực tế, các nhà khai thác ở vùng vịnh Mexico và Nam Đại Tây Dương đã hoạt động hết công suất. "Tôm là mặt hàng được ưa chuộng nhất hiện nay vớ💝i mức tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng nhanh. Trong khi ngành sản xuất nội địa không thể đáp ứng đầy đủ, không thể cấm buôn bán mặt hàng này bởi tôm nhập khẩu đang chiếm tới 90% thị phần", ông nói thêm.
Song Linh