Dù đà giảm thu hẹp gần🅺 một nửa so với đỉnh điꦜểm cuối phiên sáng, giao dịch 💙hôm nay vẫn là phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 6 và chấm dứt chuỗi 8 phiên tăng đ💙iểm liên tiếp trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch 12🧔/6, VN-Index giảm hơn 18 điểm (1,76%) còn 1.020,76 điểm. VN30-Index, chỉ số đại diện cho nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn, cũng giảm tương đương còn 1.009 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index đến cuối phiên giảm lần lượt 1,66% và 1,2%.
Đà giảm đến cuối ꧋phiên được thu hẹp đáng kể nhờ dòng tiền bắt đáy tăng mạnh. Thanh khoản hai sàn ghi nhận hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó riêng sàn HoSE đạt gần 6.400 tỷ. Nếu 𓆉loại trừ giao dịch thỏa thuận, thanh khoản trên sàn HoSE cao hơn 30% so với phiên hôm qua.
Trong nhóm VN30, đến cuối phiên có 4 cổ phiếu chuyển từ sꦬắc đỏ sang xanh, gồm NVL của Novaland, STB của Sacombank, VIC của Vingroup và VNM của Vinamilk. Cổ phiếu VJC của Vietjet thu hẹp đà giảm còn 5.000 đồng, SAB của Sabeco giảm 4.000 đồng hay MWG của Thế giới Di Động chỉ còn giảm 2.600 đồng.
Mặc dù VN-Index đến cuối phiên thu hẹp đà giảm từ 2,76% còn 1,76%, diễn biến giảm trong phiên hôm nay vẫn là trạng thái cần chú ý. Thị trường trước đó đã tăng 8 phiên liên tiếp trước khi có phiên điều chỉnh mạnh này, đây có thể do động thái chốt lời ngắn hạn từ những nhà đầu tư tham gia cuối tháng 5. Dù vậy dòng tiền bắt đáy gia tăng có thể là tín hiệu cho thấy thị trജường sẽ nhanh chóng tìm lại điജểm cân bằng trong thời gian tới.
Áp lực bán mạnh xuấtꦇ hiện trên toàn thị trường khi độ rộng của hai sàn nghiêng hoàn toàn về phía sắc đỏ. Phiên sáng nay, cꦫhỉ có 52 cổ phiếu tăng trên tổng số gần 300 cổ phiếu niêm yết trên HoSE, còn trên sàn Hà Nội, số cổ phiếu giảm gấp hơn 2 lần số cổ phiếu tăng giá. Riêng trong nhóm VN30, có tới 29 cổ phiếu giảm, trong khi chỉ có 1 cổ phiếu giữa được sắc xanh.
Ở nhóm vốn hóꦯa lớn (bluechip), nhóm cổ phiếu ngân hàng đứng đầu trong mức đóng góp vào đà giảm của thị trường, với 4 trên 10 c🦄ổ phiếu.
Cổ phiếu VCB của Vietcombank giảm 1.900 đồng (tương đương 3,2%), TCB của Techcombank giảm 5.000 đồng (gần 4,6%), cổ phiếu BID của BIDV và CTG của VietinBank giảm lần lượt 1.600 đồng và 1.200 đồng. Ở nhóm ngân hàng vốn hóa trung bình, HDBank, VPBank 🦋hay VIB đều bị bán mạnh.
Cổ phiếu VJC của Vietjet sau chuỗi tăng giá liên tục, cũng ghi nhận mức giảm 9.500 đồng, tương đương gần 5,2%, SAB của Sabeco giảm 7.000 đồ𒐪ng hay MWG của Thế giới Di Động giảm 5.100 đồng.
Cổ phiếu CEO của Công ty cổ phần Tập đoàn C.E.O, một doanh nghiệp đang đầu tư nhiều dự án bất động sản tại Phú Quốc và Vân Đồn, cũng tiếp tục giảm mạnh. Dù cầu bắt đáy đã x♋uất hiện với hơn 4 triệu cổ phiếu được sang tay, song cổ 🐠phiếu này đến cuối phiên sáng vẫn giảm gần 8,4%. Chỉ trong 3 phiên gần nhất, CEO đã giảm từ mức 17.600 đồng xuống còn 14.200 đồng, mất gần 20% giá trị.
Đà bán mạnh phiên hôm nay đã ép VN-Index về sát ngưỡng 1.000 điểm, sau khi đã vượt qua mốc này ngày 1/6. Trong giai đoạn thị trường vừa mới phục hồi từ đáy, động thái này có thể kí💜ch hoạt tâm lý đám đông, đặc biệt với nhóm nhà đầu tư mới bắt đáy và có sẵn tâm lý hiện thực hóa lợi nhuận.
Dù thanh khoản thị trường có tăng so với trung bình những phiên gần đây, lực bán đến cuối phiên sáng vẫn chưa có dấu hiệu suy giಞảm. Nhịp hồi nhẹ cuối phiên là bằng chứng khi VN-Index nhanh chóng bị ép xuống ngay khi hồi lại gần 10 điểm.
Minh Sơn