Sự chênh lệch giữa bé trai và bé gái ở Việt Nam đang ở mức báo động. Ảnh: Hoàng Hà. |
Nghiêm cấm siêu âm giới tính thai nhi, quy định mỗi nhà chỉ 1-2 con, hoặc có chính sách khuyến khich người đẻ con gái, con gái đi học được miễn phí... đó là đề xuất của các chuyên gi♉a trước thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nghiêm tr🧸ọng tại VN.
Tỷ số giới tính khi sinh của nước ta (số trẻ trai trên 100 trẻ gái) liêไn tục tăng trong những năm gần đây: 2005 là 106, 2006 là 110 và năm 2007 🦩là 112 và vượt khá xa tỷ số giới tính khi sinh theo quy luật tự nhiên.
Điều đáng chú ý là tỷ số giới tính khi sinh năm 2006 của nước ta đứng vào hàng thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Armen๊ia 117, Georg𒆙ia 116 và Trung Quốc là 112.
Con số này được đưa ra trong hội thảo Xây dựng đề án khung can thiệp các yếu tố ảnh hưởng giới tính khi sinh, diễn ra sáng nay, tại Hà Nội. Thời gian thực hiện từ 2009-2015, với mục tiêu từng bước khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới ổn định cân bằng giới tính ෴khi sinh.
Các tin liên quan: - Dân bỏ lơ lệ🌠nh cấm siêu âm xem giới tính thai nhi - 20 ꦏnăm, nữa nhiều đàn ông VN sẽ không tìm được vợ. |
Nguyên nhân của tình trạng này theo tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện Nghiên cứu và Phát triển Xã hội có thể do các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, kinh tế, các giá trị giới, quan h𝓀ệ giới...
"Theo điều tra của chúng tôi, người Việt Nam rất thích có con trai đặc biệt là ở B𓃲ắc Ninh, Hà Tây hay Bình Định là n♒ơi nhiều người dân theo đạo thiên chúa giáo. Từ cán bộ lãnh đạo đến người dân, từ những người mới kết hôn, mới có 1 con hay 2 con, có học vấn hay không có đều nói rằng họ thích con trai", tiến sĩ Hồng chia sẻ.
Người Việt Nam vẫn còn mang nặng tư tưởng phải có con trai để nối dõi tông đường, để thờ cúng tổ tiên. Một số nơi cho rằng có con trai là có phúc, nhà nào không có con trai thì cho rằng: "Không biết đời trước ông bà ăn ở thế nào mà giờ khô൩ng đẻ nổi một đứa con trai". Vì thế, với họ việc có con trai là vấn đề danh dự, là nỗi trăn trở của cả gia đình.
Không chỉ thế nam giới được coi là trụ cột trong gia đình, trụ cột về tinh thầ🧸n. Khi gia đình có đại sự, không có người đàn ông trong nhà không ai giải quyết. Người phụ nữ trong nhà bơ vơ, phải nhờ một ông bác, ông chú xa xôi nào đó đến giải quyết việc gia đình mình, như thế càng tăng ham muốn phải có con trai cho bằng được.
Cũng theo tiến sĩ Hồng, nam giới khi không có con trai cảm thấy mình không hoàn thiện, không thực sự viên mãn dù rất thành đạt. Mỗi khi tụ tập lཧại bị bạn bè, anh em chế giễu càng thúc đẩy hành vi muốn để con trai. Nhiều khi chính người phụ nữ vì không đẻ con trai nên cảm thấy không bằng chị bằng em, thấy nguy cơ bị chồng bỏ... Đã có không ít trường hợp chị em phụ nữ chủ động đi lấy vợ hai cho chồng, làm ngơ khi chồng đi ngoại tình.
Phó Giáo sư Nguyễn Thị Thiềng, Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Bộ Y tế) thì nhấn mạnh nguyên nhân chủ yếu là do người dân đã chấp nhận quy mô gia đình nhỏ nhưng chưa chấp nhận việc gia đình chỉ có con gái mà không có con trai.
Vấn đề an sinh xã hội cho người già cũng là một ngu𝓀yên nhân. "Một số chị em khi được hỏi đều nói rằng muốn đẻ con trai để sau này về già còn có người nuôi. Con gái mình nghèo còn phải nuôi mẹ chồng"𓆏, bà Thiềng kể.
Theo Phó gi꧑áo sư Phạm Bá Nhất, Vụ trưởng Vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), nguyên nhân trực tiếp của thực trạng trên là việc chẩn đoán thai nhi bất hợp pháp, phá thai vì lý do chọn giới tính, ngược đãi, ruồng bỏ trẻ sơ sinh gái, trẻ em gái.
Ông cũng cho biết quá trình lựa chọn giới tính thai nhi và giới tính khi sinh gồm: trước khi thụ thai, các cặp vợ chồng dùng c🧸hế độ ăn uống, chọn ngày giao hợp, xét nghiệ🦩m gene, lọc tinh trùng..., khi có thai thì bằng cách siêu âm để xác định giới tính thai nhi, nếu là con gái thì phá. Khi đứa trẻ sinh ra rồi, nhiều cha mẹ giấu thai gái, nhận làm con nuôi để tiếp tục để tiếp, hoặc nói rằng đó là con ngoài giá thú, con của vợ hai...
Giáo sư Nguyễn Đức Vy, Chủ t꧂ịch Hội sản phụ khoa Việt Nam cũng chia sẻ, việc can thiệp vào hoạt động lựa chọn giới tính trước khi thụ thai là rất khó, chỉ có thể can thiệp khi đã thụ thai và sau sinh.
Theo ông, cần phải có giải pháp "mạnh" như đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình thực sự chỉ có 2 con, nghiêm cấm mọi hành vi siêu âm để chẩn đoán giới cho thai phụ khi không có chỉ định c🍨ủa bác sĩ sản khoa với thai 12 tuần trở lên, cấm phá thai từ 12 tuần khi không phải thai bất thường trừ các trường hợp đặc biệt.
Ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương thì lập luận: "Ch😼úng taꦯ cần xem xét lại chính sách phá thai chứ không cấm vì nếu cấm người ta sẽ đi phá thai phạm pháp, như thế còn nguy hơn. Ngoài ra cũng phải quy định chặt chẽ việc chỉ có 1-2 con, hoặc có những chính sách khuyến khich như những phụ nữ chỉ có con gái được hỗ trợ khi về già, con gái đi học được miễn phí..."
Ông cũng cho biết: "Siêu âm chưa chắc là đã an toàn. Chị em chỉ cần 💯thực hiện siêu âm 3 lần như chuẩn quốc gia: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng c🦩uối, có thể siêu âm thêm một lần để kiểm tra ối và phần phụ của thai tại thời điểm chuyển dạ".
Hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính có thể dẫn đến việc tranh giành hôn nhân, ngăn 👍cản người của địa phương khác sang địa phương mình tìm hiểu, kết hôn. Việc kết hôn sẽ muộn, thậm chí ꧂là không thể kết hôn do khó hoặc không tìm được bạn đời.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy do sinh bé trai nhiều hơn bé gái nên các nhà khoa học dự đoán, trong vài thập 💃kỷ tới có khoảng 40 triệu chàng trai Trung Quốc không có vợ. Khi không thể tìm vợ trong nước, họ sẽ phải ra nước ngoài kết hôn, như Đài Loan trong 🎃10 năm từ 1995-2004, đã cấp gần 85.000 visa cho các cô dâu Việt Nam. Ngoài ra do khan hiếm nên xảy ra các loại tội phạm như lừa đảo, bắt cóc, buôn bán trẻ em gái và phụ nữ, tệ nạn mại dâm đã xảy ra và có thể tăng.
Tỷ số giớiꦆ tính khi sinh cao ở Việt Nam đang là vấ▨n đề nóng, được nhiều nhà khoa học và quản lý quan tâm. Tuy nhiên, chưa có một giải pháp nào hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Để thực hiện được mục tiêu ổn định giới tính khi sinh cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, và cả người dân.
Nam Phương