Chênh lệch giới tính khi sinh ở Việt Nam đã cao gần bằng Trung Quốc ở giai đoạn đầu khủng hoảng. Ảnh: N.P. |
Đây là chỉ ⛎tiêu đặt ra trong Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cũng theo đó, nước ta phấn đấu mức tăng 🍌dân số chỉ khoảng 1%, với quy mô dân số không quá 93 triệu người vào năm 2015. Dân số nước ta theo cuộc Tổng điều tra năm 2009 lꩵà 86 triệu người.
Một mục tiêu khác của Chiến lược là nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật v☂à tử vong trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt giữa các vùng miền. Điều này đồng nghĩa với việc giảm tỷ suất chết ở trẻ dưới 5 tuổi, nâng số trẻ sơ sinh được sàng lọc.
Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản là tỷ lệ nạo phá thai cao và đang t♎iếp tục gia tăng. Với tỷ lệ nạo phá thai cao nhất ở Đông Nam Á - 32% - và là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao n🔥hất thế giới, trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam nạo phá thai 2,5 lần trong đời (theo số liệu thống kê năm 2002).
Cũng vì thế, Chiến lược đề ra mục tiêu giảm ▨tỷ lệ phá thai xuống mức 27/100 trẻ đẻ sống vào🍃 năm 2015 và cơ bản loại trừ phá thai không an toàn.
Chiến lược cũng đưa ra nhiều biện pháp cụ thể, trong đó sẽ thực hiện 13 dự án như: truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và kế hoạch hóa gia🥃 đình, nâng cao chất lượng giống nòi, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh...
Phương Trang