Ông Cường cho biết, hầu hết các loại thép thành phẩm bán ra thị trường hiện nay đều sản xuất từ nguồn phôi mà doanh nghiệp mua với giá cao trước đây. Do vậy, khi giá phôi trên thị trường thế giới giảm, họ buộc phải điều chỉnh giá bán theo hướng giảm xuống. "Bán cao theo giá nhập thì thị trường không chấp nhận", ông Cường nói. Tuy nhiên, lúc này nếu giảm giá thép thành phẩm cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiếp tục phải gồng mình chịu lỗ. Do vậy, các đơn vị trong toàn ngành🦂 buộc phải có ﷽một giải pháp chung và bằng mọi cách phải hạ giá bán để cạnh tranh với thép Trung Quốc đang tràn về.
Hiện giá thép thành phẩm của Trung Quốc được chào bán với giá gần 7 triệu đồng/tấn trong khi giá thép sản xuất trong nước vẫn giữ ở mức cao 8,5-8,8 triệu đồng/tấn (miền Bắc: 8,5-8,8 triệu đồng/tấn, miền Nam 8-8,3 triệu tấn). "Các doanh nghiệp đã chủ động điều chỉnh giá bán nhưng giảm giá ngay theo thị trư🍸ờng lúc này là điều chưa thể làm được", ông Cường nói. Họ không thể chịu lỗ để bán thép với giá thấp được, vì hầu hết các đơn vị đang sản xuất lượng phôi nhập khẩu từ trước với giá cao gần 500 USD/tấn.
Theo ông Cường, cũng thật khó tìm ra một biện pháp tốt nhất có thể hạ giá thép thành phẩm hiện nay bởi trong tổng 𒀰số 19 đơn vị sản xuất, chỉ có 2 đơn vị làm phôi và cũng chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu trong nước. Số còn lại hầu hết phải nhập khẩu từ các nước▨ như Nga, Ukraina, Malaysia...
Ông Cường cho biết, 2 tuần qua, hiệp hội đã điều tra tin đồn 100.000 tấn 🐟thép thành phẩm Trung Quốc phá rào vào Việt Nam. "Kết quả là chỉ có khoảng 30.000 tấn thép dây của Trung Quốc tràn về cảng Hải Phòng vào giữa tháng 4, hầu hết đều không có tem hoặc nhãn mác", ông Cường nói. Theo ông, số lượng đó không đáng lo ngại vì chất lượng của loại thép này không được đảm bảo, tự người tiêu dùng sẽ tẩy chay hàng chất lượng kém.
Hồng Anh