Khu nhà trọ rộng diện tích 100 m2 trên đường Phước Long, phường Phước Long nꦗày là giấc mơ ấp ủ suốt bốn năm qua của họ, khai trương hôm 17/12, tiếp nhận bệnh nhân đến ăn, ở miễn phí.
Ngôi nhà có một trệt, một tầng lầu. Trên đó, chị Nga, 46 tuổi, nguyên bác sĩ bệnh viện Quân y 175, xây hai phജòng phòng lớn, ở tập thể, mỗi phòng đủ cho hơn 10 người nằm đệm. Tầng trệt rộng 70 m2 kê 20 giường sắt nhỏ gọn, phía trong có hai phòng nhỏ, đủ cho 4-5 người ở. Diện tích còn lại chị thiết kế thêm sảnh bếp và phòng sinh hoạt cộng đồng khoảng 65 m2.
Hiện tại, vợ chồng chị đã đón 15 bệnh nhân. Chị Nga cho biết, quy trình đăng ký rất đơn giản, không phân biệt bệnh nhân là ai, chỉ cần trình căn cước công dân để đăng ký tạm trúꦯ với chính quyền.
"Tôi nhờ bạn﷽ bè ở các bệnh viện kết nối. Khi thấy bệnh nhân cần giúp đỡ, họ giới thiệu đến chỗ tôi chứ không cần xác minh gì cả", chị nói. Những bệnh nhân ngoại tỉnh mới đến TP HCM, cần có giấy khám bệnh của địa phương để chị có căn cứ nắm bắt thông tin. N⭕ếu bệnh nhân đi cùng người nhà, vợ chồng chị cũng sẵn lòng đón nhận.
"Tôi mong có nhiều người khó khăn tìm đến đây để✱ ở, đỡ phần nào chi phí khi đến thành phố của mình chữa bệnh", vị bác sĩ chia sẻ.
Chị cho biết, căn nhà được xây trên mảnh đất 300 m2 vợ chồng mua năm 2016 với ý định ban đầu để làm nhà lưu trú cho những cụ già neo đơn, trẻ mồ côi. Những ꦛnăm làm việc tại bệnh viện 175, chị chứng kiến nhiều bệnh nhâ🌠n không có tiền thuê một chỗ trọ tử tế, nằm tạm bợ màn trời chiếu đất dẫn đến bệnh càng nặng và ra đi sớm. Chị quyết định chuyển hướng xây nhà dành cho những bệnh nhân nghèo.
Công trình dự định khởi công tháng 4/2021 nhưng đúng lúc đó, d🅘ịch Coivd-19 bùng phát ở TP HCM. Anh chị gác lại dự án và xung vào vào tuyến đầu chống dịch. Số tiền chuẩn bị để xây nhà trọ, chị Nga dùng để mua bình oxy, thuốc và máy thở, máy lọc nước tặng miễn phí cho các bệnh viện dã chiến ở TP Thủ Đứ༒c.
Cuối năm, khi Covid tạm lắng, vợ chồng chị khởi động lại kế hoạch xây nhà trọ thì hết tiền. Họ quyết định bán một lô ꦜđất. Đầu năm nay, chị cùng chồng, anh Đỗ Huỳnh Văn Huy đặt những viên gạch đầu tiên cho ngôi nhà mơ ước. Khu nhà trọ được xây trên 1/3 diện tích đất hiện có, phần còn lại chị Nga dành để xây dꦚựng không gian mở cho bệnh nhân thư giãn.
Suốt gần một năm xây dựng ngôi nhà, cặp vợ chồng bác sĩ phải đối mặt nhiều khó khăn. Chị thường xuyên phải đi thỉnh giảng ở các tỉnh, chồng bận việc ở viện nên ban đầu phó thác hết cho nhà thầu. "Không ngờ họ làm khác hoàn toàn với thiết kế và vượt chi ph🎐í so với số tiền bỏ ra", chị kể.
Sau bốn tháng, chị Nga nhận lại ngôi nhà với bốn bức tường, trống trơn. Không thể để tạm bợ như thế đón bệnh nhân, chị thuê nhà thầu mới để hoàn thành tiếp🦂 thiết kế còn dang dở. "Thời gian đó tôi chỉ ngủ được ba tiếng mỗi ngày. Ngày làm việc, tối đến phải ngồi tính toán chi phí làm sao để có thể hoàn thành ngôi nhà trong khả năng tài chính còn lại", chị kể. Để tiết kiệm chi phí, vợ chồng chị tự tay làm sân vườn ở sau nhà cho bệnh nhân.
"Tự tay tôi trồng cây, xúc đất làm hồ cá, tạo ra sân vườn theo ý mình trong vòng 6 tuần🌃. Nếu để thợ làm hết thì chi phí quá lớn, t𓄧ôi không đủ chi trả", nữ bác sĩ nói.
Giai đoạn đó, anh Huy tranh thủ cả những buổi trưa, chạy từ bệnh viện Lê Văn Thịnh về công trình phụ việc cùng vợ. Buổi chiều, 🗹anh lại về nhà tiếp tục khám cho bệnh nhân. "Thật sự đôi lúc vợ chồng tôi muốn dừng lại, vì kiệt sức nhưng nghĩ đến bệnh nhân mình lại cố gắng", bác sĩ Huy nói.
Sau 8 tháng, ngôi nhà hoàn th🥃iện với tổng chi phí 10 tỷ đồng, toàn bộ là tiền túi của hai vợ chồng. Đầu tháng 12, 𒅌chị Nga cùng chồng mới đi mua sắm vật dụng chuẩn bị cho bệnh nhân vào ở. Chị nói, mặc dù mang tiếng 0 đồng nhưng chị không làm sơ sài cho xong việc.
"Tôi sợ bà con nóng nên phải mua quạt hơi nước, giường, nệm đều chuẩn bị sẵn, trang bị bếp điện để đảm bảo an toàn cho bà con. Còn thực phẩm tôi đều chọn mua ở siêu thị cho chấtꦬ lượng, vì người bệnh cần ưu tiên về sức khỏe", chị kể.
Ngày khai trương 17/12, chị Nga mặc bộ ái dài đứng trên sân ❀khấu định phát biểu nhưng bật khóc không nói nên lời. Ngay lúc ấy, một người đàn ông 73 tuổi bước về phía chị cùng✃ món quà. Đó là khung tranh, bên trong khắc chữ "Tâm" gửi tặng vợ chồng chị.
Người đàn ông tên Vũ Xuân Láng ở quận Gò Vấp, một bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối đang được vợ chồng bác sĩ Nga điều trị miễn phí. Ông Láng cho biết, trước đây mỗi lần khá🐟m bệnh ông phải mất cả tiếng để đi lại, nay có ngôi nhà trọ ông đỡ vất vả hơn nhiều.
"Tôi là người đầu tiên vào đây ở được 5 ngày. Nơi đây thật sự thoải mái, có thực phẩm, có sân vườn để thăm thú, hàng ngày vợ chồng bác sĩ Nga đều đặn đến thăm khám. Quả thực ở đờ🔴i ít ai có được cꦦó cái tâm như họ. Tôi rất biết ơn", ông Láng nói.
Anh Nguyễn Thế Danh, quê Nghệ An vào Sài Gòn điều trị bệnh mắt trong khoảng thời gian dài, phải thuê trọ ở ꦐquận 7. Anh kể, mỗi tháng mất khoảng 1,5 triệu đồng tiền trọ, bắt hai chuyến xe buýt mới đến nhà bác sĩ Nga để khám bệnh. "Tôi ở đây không chỉ được ăn uống, ngủ nghỉ miễn phí mà còn được chữa bệnh miễn phí. Không biết nói gì ngoài cảm ơn vợ chồng bác sĩ Nga", anh Danh chia sẻ.
Có mặt trong ngày khai trương khu nhà lưu trú, ông Nguyễ𝓡n Thanh Đồng, Phó chủ tịch phường Long Phước👍 cho biết, rất vui khi trên địa bàn có thêm một nơi cưu mang những bệnh nhân nghèo. Sau khi đi vào hoạt động, địa phương sẽ hướng dẫn bệnh nhân khó khăn đến thành phố thăm khám để họ an tâm ở lại khu lưu trú. Tuy nhiên, mô hình này cũng khá mới nên phường sẽ cố gắng phối hợp tốt hơn để hỗ trợ về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và đăng ký tạm trú tạm vắng cho bà con.
"Chúng tôi rất ủng hộ ý tưởng này của vợ chồng bác sĩ Nga. Riêng tôi rất trân quý tấm lòng của anh chị. Họ vừa làm 🎐ngành y, vừa có trái tim hướng về bệnh nhân▨, giúp đỡ cộng đồng", phó chủ tịch phường nói.
Chị Nga cho biết, giờ đây đã có thể ngủ ngon giấc khi "đứa con thai nghén bốn năm" đã ra đời. "Tôi đã vì bệnh nhân, vì người nghèo nên khi nà🌺o còn thở sẽ vẫn còn cống hiến để cộng đồng bớt đi những cuộc đời bất hạnh", bác sĩ Nga tâm niệm.
Minh Tâm