Chị Trần Lan Hương, 35 tuổi, ở thôn Đức Hoa, xã Đức Ninh, TP Đồng Hới, cho biết mảnh đất này v💞ợ chồng mua từ 2019 sau nhiều năm tích góp. Cuối tháng 8, anh chị rao bán, n♑gay hôm sau có người đồng ý mua và còn góp thêm 100 triệu đồng với lý do "cùng làm việc thiện".
Hôm nhận tiền đặt cọc, anh Đặng Văn Nghĩa, 36 tuổi, chồng chị bàn với vợ đặt mua ngay 5.000 bộ test Covid-19 trị giá hơn 500 triệu đồng, trao tặng CDC Quảng Bình. "Hàng về trong đêm, ngay sáng hôm sau được mang ra sử dụng. Số vật tư y tế này vô cùng ý nghĩa ở thời điểm hiện tại", ông Trần Văn Đ𝔍ông, Trưởng phòng nghiệp vụ Sở Y tế Quảng Bình chia sẻ.
Giữa tháng 9 khi nhận đủ tiền, cặp vợ chồng đặt thêm 4 máy thở, 2 monitor, 2 bơm tiêm điện, 50 bình oxy, tại thời điểm dịch tại địa phương trở nên phức tạp, số F0ജ tăng hơn 1.000 ca chỉ trong 3 tuần. Dự k🦋iến 27/9, số thiết bị này sẽ về tới địa phương.
Lấy tiền lãi bán đất làm thiện nguyện là tâm nguyện của h𒊎ai vợ chồng cách đây một năm. Là những người lập nghiệp từ tay trắng, họ muốn làm việc nghĩa để trả ơn đời. Từ tháng 6, Covid-19 bắt đầu bùn♍g phát mạnh ở nhiều tỉnh thành. Thấy bạn bè trong Sài Gòn xả thân làm thiện nguyện, chị Hương, anh Nghĩa thỏa thuận "bán mảnh đất bất chấp giá nào", dự định ủng hộ lực lượng y tế tuyến đầu tại miền Nam.
Thủ tục hoàn tất cũng là lúc dịch bệnh bùng phát tại Quảng Bình khiến vật tư y tế trong tỉ🍃nh thiếu thốn. Ban đầu, anh chị dự định chuyển tiền cho Mặt trận Tổ quốc, nhưng nhận ra mọi người đều đang bận rộn trong khi mình rảnh rỗi nên họ tự kết nối với người quen làm về lĩnh vực này mua các vật tư, thiết bị c🉐ần thiết. Phía công ty vật tư y tế biết tấm lòng hai vợ chồng cũng tình nguyện giảm giá, hỗ trợ vận chuyển.
"Công việc 🧔có thể tìm lại, tiền có thể kiếm sau, nhưng người chết không có cơ hội tiếp theo nào", chị Hương giải thích. Chị thừa nhận hai tỷ đồng là khối tài sản lớn với gia đình mình,🅺 nhưng nếu được chia sẻ, nó có nhiều tác dụng hơn.
Ông Phan Văn Thưởng, Bí thư chi bộ thôn Đứ𒀰c Hoa, chia sẻ: "Dù kinh tế gia đình ở mức trung bình, vợ chồng Nghĩa, Hương làm được thế này rất đáng quý". Hiện cặp vợ chồng và 3 con đang sống cùng người cha già trong căn nhà xây 40 năm trước. Năm ngoái, trong trận lụt lịch sử ở Quảng Bình, mẹ con phải sang bà ngoại tránh trú, còn Nghĩa và bố sống trên nóc nhà chờ nước rút. Giờ hai vợ chồng vẫn nợ ngân hàng số tiền không nhỏ.
"Đây cũng là lý do chúng tôi bị nói 'làm màu', chưa lo xong cho bản thân lại còn đèo bòng", Nghĩa chia s💞ẻ. Nhiều người còn rỉ tai nhau vợ chồng anh "bị điên", hai tỷ đồng thừa sức xây nhà mới khang trang hoặc trả nợ ngân hàng. "Nhà không xây lúc này sẽ xây lúc khác. Mình còn trẻ, còn sức làm...", ông bố ba con nói.
"Chúng tôi chỉ muốn sống đủ và mong tinh thần này truyền được cho con ꦇcái", chị Hươn🦩g nói thêm.
Bán xong đất, chị Hương xóa ngay bài viết trên trang cá nhân nhưng nhiều người đã biết, nhắn tin khen ngợi,🌠 động viên, th꧃ậm chí hỏi cách ủng hộ giống như việc hai vợ chồng đã làm.
"Người có 5 triệu, người 10 triệu... Mua đồ y tế không đủ họ mua nhiều suất cơm mang t🥀ới khu cách ly", Hương nói. Chị cảm thấꦉy hai tỷ đồng đã bỏ ra rất xứng đáng bởi "nó đã khơi gợi tinh thần tương thân tương ái của mọi người trong lúc hoạn nạn".
Ngày 23/9, chị Trần Lan Hương và anh Đặng Văn Nghĩa được⛎ Chủ tịch tỉnh Quảng Bình trao bằng khen vì nghĩa cử và tinh thần trách nhiệm với quê hương, cộng đồng.
Hải Hiền