Chia sẻ về câu chuyện "đòi bình đẳng với chồng", nhiều độc giả VnExpress bày tỏ quan điểm về bình đẳng giới:
Bình đẳng không có nghĩa là việc gì cũng chia đôi. Ví như sinh đẻ có chia đôi được không? Bình đẳng nghĩa là vợ chồng cùng chia sẻ tương đối đồng đều tổng khối lượng công việc và được công nhận về đóng góp của mình. Chứ không có nghĩa vợ vừa đi làm vừa phải chu toàn hết việc nhà, còn chồng đi làm về nằm chơi - đấy không gọi là bình đẳng. Hoặc vợ đi làm lương ít hơn, chu toàn việc nhà nhưng tài chính gia đình chồng ꦕcho rằng của mình hết, không công nhận đóng góp của vợ - đó mới gọi là không bình đẳng. Vợ muốn đi làm mà chồng cấm đoán, chỉ cho ở nhà nội trợ - đó mới là không bình đẳng.
Đa phần phụ nữ đòi bình đẳng khi gặp phải những ông chồng gia trưởng, lười biếng, phó thác việc nhà cho vợ trong khi họ cũng phải đi làm đầu tắt mặt tối. Việc sẵn sàng làm công việc nhà nhiều hơn, tôi nghĩ không ít phụ nữ thực hiện. Nhưng có bình đẳng không khi những ông chồng mặc nhiên xem đó là nghĩa vụ của vợ, và vô cảm với việc nhìn thấy vợ mình phải làm hàng꧟ tá công việc không tên trong khi không có thời gian cho bản thân? Bình đẳng không nhất thiết phải là tôi làm cái này, anh phải làm cái kia, mà là biết đặt vào vị trí của nhau để cùng thấu hiểu và chia sẻ.
Vợ chồng tôi cùng nghề nghiệp, cùng mức lương, nhưng việc nhà tôi vẫn quán xuyến nhiều nhất và chưa từng nghĩ là bất bình đẳng. Vì ngược lại, chồng tôi lo những công việc mà tôi không quen làm (cắt cỏ, làm vườn, đóng đồ mộc trong nhà, sơn nhà cửa, luôn để ý đến việc bảo dưỡng xe...). Đó là sự phân công công việc tự nhiên của tạo hóa. Dĩ nhiên, khi tôi bận, chồng cũng cơm nước đầy đủ, hoặc khi chồng về trễ thì tôi cũng biết l✃ấy củi đốt lò sưởi (thường đó là việc của anh). Vợ chồng là phải chia sẻ, quan tâm lẫn nhau, chứ không phải bình đẳng kiểu chia đôi công việc đồng đều.
Nhiều bạn có vẻ hiểu lầm khái niệm "bình đẳng giới". Nhấn mạnh rằng, giữa vợ chồng, cả hai đều phả༒i chia sẻ trách nhiệm gia đình. Vả lại, bình đẳng giới không phải là "đòi để được ban phát" mà do bản thân đấu tranh, nỗ lực có được, cho nên đó là yêu cầu được công nhận đóng góp♈, tư cách, giá trị. Là "demand" không phải "request".
Bình đẳng vốn dĩ không phải là chia việc trung bình giữa vợ chồng. Đó là sự phân công lao động hợp lý theo khả năng, sức khỏe và thời gian mỗi người. Không phân biệt làm nhiều hơn hay ít hơn mà là cả hai sẵn sàng và tự giác làm việc và hỗ trợ nửa kia của mình khi người đó bận hay mệt mỏi mà không nề hà gì cả. Kể 🎀cả phụ nữ phương Tây, đa số họ vẫn làm việc nhà nhiều hơn chồng (nếu tính toán cực kỳ chính xác và khoa học) nhưng họ vẫn cảm thấy bình đẳng vì chồng họ cũng làm việc nhà và không hiển nhiên coi đó là việc của vợ, không mặc kệ vợ với đống việc nhà và con cái để đi nhậu nhẹt. Chỉ những ông chồng muốn vợ đi làm kiếm tiền nhưng vẫn phải lo hết việc nhà, con cái và đối nội, đối ngoại thì các bà vợ mới kêu gào bình đẳng.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.