FIRE (Financial Independence, Retire Early - độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm) gần đây trở nên thu hút nhiều sự quan tâm của bạn trẻ. Nguyên tắc của FIRE đòi hỏi người tham gia phải tối ưu các khoản tiết kiệm và đầu tư trong thu nhập, tạo cơ hội nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 30-49. Nghỉ hưu sớm giúp bản thân có thể theo đuổi đam mê, sống theo cách mình mong muốn hoặc dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Độc giả Ftwane81 chia sẻ câu chuyện nghỉ hưu sớm của gia đình mình: "Sau khi sinh con thứ hai, khi đó tôi 33 tuổi và quyết định nghỉ việc vì lao lực. Ban đầu, tôi nghĩ rằng chỉ nghỉ một thời gian, khi nào khỏe lại sẽ đi làm tiếp. Nhưng đến nay, khi đã 41 tuổi, tôi vẫn quyết định không đi làm lại vì nghĩ rằng có tiền mà không có thời gian bên con, trong khi s🅠ức khỏꦅe yếu dần do làm từ sáng tới tối, vậy cố chấp để làm gì?
Từ đó đến nay, những ngày nghỉ làm với tôi đều bình an trong tâm hồn và bớt lo âu. Nên lời khuyên của tôi là nếu kinh tế cho phép, bạn hãy nghỉ việc và tận dụng thời gian của chính mình để làm những việc mình muốn. Xét cho cùng, sức khỏe vẫn là quan trọng nhất. Nhiều người khỏe mạnh xem làm việc như là niềm vui nên họ làm tới 90 tuổi cũng không hề gì. 🌟Nhưng không phải ai cũng vậy.
Bất kỳ cái gì phù hợp với bạn và đem đến hạnh phúc đều đáng để làm.
Đôi khi chăm sóc gia đình là niềm hạnh phúc cũng không kém làm việc kiếm tiền. Tôi đã trải qua thử nghiệm và thấy việc gì cũng đều có thể đem đến hạnh phúc, miễn là bạn tự nguyện và vui thích với nó. Tiền lúc nhiều, lúc ít không quan trọng 🐟bằng cách xài tiền hợp lý.
Thực ra, tôi và chồng cùng nghỉ một lúc vì kinh tế tương đối đảm bảo. Ngoài công việc chăm sóc con cái, đương nhiên cả hai chúng tôi đều ꧒có thể làm những mình thích, mà lúc trước không có thời gian để làm.
Người ta hay bảo, đôi khi cuộc đời ngắn dài không quan trọng bằng mỗi giây phút bạn sống đều hạnh phúc, tâm trí được bình an. Con người thường không biết khi nào mình đủ tiền để dành, đủ nhà để ở và cho thuê. Ch𝓰ỉ tới khi bản thân bị lao lực mới hiểu r🐻ằng đã muộn. Nếu còn cố nữa, có khi cũng chẳng còn mạng sống để nhìn núi, biển, hồ, cây và những đứa con mới chào đời.
Hai vợ chồng tôi cũng không mặc cảm ăn bám hay lệ thuộc nhau vì tiền của gia đình xài gì cũng đều bàn bạc, hỏi ý kiến nhau. Cho dù mua đồ ăn, thức uống, chúng tôi cũng thống nhất trước khi làm. Cùng làm, cùng chơi như những người bạn, tiền bạc cũng không cần lo cất giấu riêng vì nếu no cùng no, đói cùng đói, cuộc sống sau khi nghỉ hưu sớm của chúng tôi như vậy đấy".
>> Dư tiền dưỡng già nhưng không nghỉ hưu sớm
Theo khảo sát của VnExpress từ 20-30/3 về thời điểm nghỉ hưu mong muốn, kết quả cho thấy, gần 90% độc giả có nhu cầu rời khỏi lực lượng lao động trước tuổi theo luật định. Trong đó, 55% muốn nghỉ hưu từ năm 50 tuổi đến trước tuổi nghỉ hưu và 30% chọn khung 30-40 tuổi. Thực tế, nhiều người mong muốn về hưu và sống an nhàn với đủ tiền tiết kiệm hoặc thu nhập từ lương hưu. Tuy nhiên, không ít trong số đó sớm nhận ra những điều nằm ngoài kế hoạch của mình.
Nhấn mạnh sự khác biệt giữa "nghỉ hưu" và "nghỉ mệt", bạn đọc TikTak cho rằng: "Nhiều người đang nhầm lẫn hai khái niệm 'nghỉ hưu" và 'nghỉ mệt'. Không ít người cảm thấy đã có đủ tiền, chán ngán công việc hiện tại nên tìm cách tự giải thoát mình. Họ tự cho rằng bản thân mình đang trong trạng thái 'nghỉ hưu'. Sau một thời gian, khi đã nạp lại đủ năng lượng, họ bỗng dưng nhớ cái môi trường ồn ào kia và muốn trở lại. Thậm chí, họ còn khuyên những người khác 'không nên nghỉ hưu sớm'.
Khái niệm 'nghỉ hưu sớm' còn khá mơ hồ, nên dễ gây nhầm lẫn với nhiều người. Thực chất, đó chỉ là quãng nghỉ giữa chặng giúp người ta tìm lại được động lực để bước tiếp mà thôi. Cá nhân tôi cho rằng, việc nghỉ hưu sớm cũng không có gì là quá khó khăn. Bởi xét cho cùng thì người ta sống cũng chỉ vì mục tiêu 'no và sướng', trừ phi là bạn còn những thứ cao cả hơn thế. Khi đã không còn động lực để phấn đấu, ta hãy ngừng lại. Và sẽ thật tuyệt nếu cái🧔 sự ngừng lại ấy 🌠có kèm theo một ống heo thật lớn.
Ở một góc độ khác, tuy bạn không góp phần trực tiếp vào xây dựng đất nước, xã hội... nhưng chí ít thì bạn không làm tăng thêm gánh nặng cho người khác bởi những tích lũy của mình. Khi không còn nhu cầu tích lũy tài sản, không còn đam mê với công việc... thì tốt nhất bạn nên rời xa công việc đó. Bởi khi không còn hứng thú, bạn sẽ dễ trở thành cái bóng của chính mình và là gánh nặng cho người khác".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.