Thứ bảy, 23/11/2024
Thứ bảy, 6/4/2019, 09:41 (GMT+7)

Vợ chồng hơn 40 năm sống giữa rừng ở ngoại thành Sài Gòn

Các con khi lập gia đình đều lên bờ nhưng vợ chồng ông Triệu vẫn sống🦹 trên chiếc ghe cố định troღng khu rừng ngập mặn Cần Giờ.

Hơn 40 năm nay,🍸 chiếc thuyền của vợ chồng ông Đặng Văn Triệu (70 tuổi) vẫn neo đậu trên dòng sông Ba Giồng, giữa rừng đước bạt ngàn ở huyện 𝓡Cần Giờ (TP HCM).

Năm 1975, khi đất nước vừa thống nhất, vợ chồng ông xuôi dòng, từ huyện Cần Đước (Long An) lên vùng nước Cần Giờ tìm kế sinh nhai.

"Từ đời ông bà tôi đã gắn bó với sông nước nên dẫu đi đâu mình cũng không bỏ nghiệp này được𒁏. Nhưng hồi ở quê thì thủy sản ít mới dong thuyền lên đây mần ăn", ông Triệu cho biết.

Trải qua gần nửa thế kỷ sống giữa rừng, cuộc sống hai vợ chồng không nhiều thay đổi. Góc bếp ở đuôi thuyền vẫn nấu bằng củi, thức ăn chủ yếu là cá tôm.

"Từ chỗ này phải đi xuồng mất gần nửa tiếng mới tới bờ. Mà trên bờ cũng chỉ toàn đước, không có khu dân cư nên sắm bếp gas, nồi cơm điện ch⛎i cho bất tiện", bà Nguyễn Thị Ngọc Vân (68 tuổi, vợ ông Triệu) giải thích.

"Gần 30 năm trước, khu này cá tôm quá trời mà có lúc không đổi được gạo. Có bữa tꦿôi phải kiếm rau rừng, nấu cháo loãng... cho cả nhà ăn thay cơm. Giờ ngày có hai bữa cơm là thấy thoải mái rồi", bà Vân nhớ lại

Ngày xưa, những bữa ăn của họ lu♔ôn đông đủ ᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚcon cái. Theo thời gian, 5 người con đều lập gia đình, chỉ con hai vợ chồng già vẫn bám lấy ghe.

Vợ lo chuyện bếp núc còn ông Triệu mỗi ngày chèo phao vào r🌟ừng ngập mặn chặt củi khô hoặc đặt lợp bắt cua.

Chiều 🃏mát, ông nhảy ùm xuống sông tắm. Ông cho biết, gần nửa thế kỷ ở💫 rừng, ngày nào gia đình cũng tắm nước mặn.

"Nước ngọt xin của chốt giữ rừng hoặc nhờ ghe đi ngang đây mua giùm nên dành cho nấu ăn, pha trà. Giặt gi🍸ũ cũng ở sông, chỉ khi xả lại mới dùng nước ngọt", người đàn ông 70 tuổi nói.

Các con ông đều đi đây đó lập nghiệp. Riêng con trai kế út lấy vợ, xây nhà ở gần nơi cha mẹ. Mỗi khi không đi bắt ba khía, câu cá ngát, bắt bạch tuộc... anh đều ghé vào ghe ông bà chơi.

"Tôi cũng từng thuyết phục cha 𝓀mẹ lên bờ nhưng đâu được. Đám tiệc con cháu cha mới lên uống ly rượu rồi lại tức tốc về ghe. Tết nhất hai người cũng ở miết dưới trong rừng thôi", anꦆh Đặng Thành Phát (38 tuổi) cho biết.

Từ xài đèn dầu, ông bà chuyển sang xài bìn෴h ắc quy, còn 🐷hiện tại thì nguồn điện đến từ tấm pin mặt trời đặt trên nóc ghe.

Nhiều năm qua, chiếc radio lওà vật kết nối với thế giới bên ngoài của ông bà. Ông thường nghe thời sự còn bà thì thích chương trình cải lương, ca nhạc theo yêu cầu, đọc truyện đêm khuya...

Giữa đêm, khi con nước lên họ cùng nhau kéo lưới đã💛 thả𝔍 hồi trưa.

Sau nửa ngày thả lư🌺ớiౠ và hơn một tiếng kéo, họ thu được mấy con mực, tôm, ít cá nhỏ...

"Ngày xưa hải sản ở đây bao la nhưng giờ thưa dần, may ra mùa mưa nhiều hơn. Ít nhưng mình không săn bắt kiểu tận diệt. Bữa nào trúng cá ngát, cua, bạch tuộc... thì bán được vài t🤡răm, may mắn thì cả triệu đồng", ông Triệu chia sẻ.

Cuộc sống ở rừng đã ngấm vào máu thịt, cảnh không hàng xóm hay tiếng còi xe, đèn 🔯đ💛ường... càng làm ông bà thấy sảng khoái thay vì buồn bã.

"Niềm vui là ở tuổi này hai vợ chồng vẫn hạnh phúc, sức khỏe còn tốt, riêng tôi chưa bao giờ phải đi bệnh viện. Các con không giàu có nhưng cuộc sống ổn định, lâu lâu 💞về thăm cha mẹ già này là mãn nguyện rồi", ông Triệ🐭u tâm sự.

Quỳnh Trần