Tôi năm nay 25 tuổi, mới lập gia đình, chúng tôi chưa có em bé. Chồng tôi hơn tôi một tuổi. Hai vợ chồng tôi đã có nhà riêng (nhà của mẹ mua cho a♐nh trước khi cưới), dù nhỏ thôi nhưng cũng đỡ cảnh đi ở trọ vất vả, tốn kém mà tôi đã trải qua từ thời sinh viên cho đến khi lập gia đình.
Thu nhập của hai vợ chồng tôi cộng l♔ại khoảng 22 triệu/tháng. Tính bình quân, mỗi tháng, gia đình tôi chi ♍tiêu với hạn mức như sau:
3 triệu đồng cho tiền ăn (hai vợ chồng thường nấu cơm ăn ở nhà và mang cơm đi làm, thỉnh thoảng có ăn tiệm), 1 triệu đồng cho điện, nước, cáp, internet. Còn tiền xăng, điện thoại và các kh🦹oản mua sắm lặt vặt kh꧅ác (bột giặt, dầu gội, sữa tắm, gia vị…) tôi tính là 1 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, chúng tôi còn để ra 1 triệu đồng cho các khoản ngoại giao (cà phê, bạn bè, ma chay, cưới hỏi).
Mỗi tháng vợ chồng tôi còn mua quà biếu bố mẹ hai bên khoảng 2 triệu đồng. Tổng chi tiêu trung bình mỗi tháng của gia♛ đình tôi luôn dao động khoảng 8 triệu. Như vậy, chúng tôi có thể tiết kiệm 14 triệu/tháng.
Để việc chi tiêu có kế hoạch, gia đình tôi thường ghi lại chi tiêu cho mọi khoản và theo dõi con số này hàng ngày. Điều này giúp cho tôi biết các khoản chi tiêu có hợp lý k𒊎hông và những khoản nào cần đ🔯iều tiết lại.
Qua những tháng ghi chép rõ ràng, ෴chi tiết (kể cả những khoản lặt vặt bơm xe, gửi xe…) tôi nhận thấy khả năng kiểm soát tài chính của bản thân đã được cải thiện đáng kể so với thời còn độc thân.
Tôi thấy mỗi gia đình đều có cách chi tiêu và quản lý đồng tiền khác nhau. Điều quan trọng là cách chi tiêu đó giúp chúng ta có sống thoải mái, lành mạnh và có thêm khoản tiết kiệm phòng khi cần thiết. Quan trọng hơn nữa, đó là cách thức vợ chồng đồng cam cộng khổ, cùng phấn đấu vì tương lai ꦗvà con cái sau này.
>> Xem thêm: Lương 150 triệu nhưng chỉ tiêu 3 triệu tiền ăn mỗℱi tháng
Mỹ Lệ
Chia sẻ bài viết của bạn về cách chi tiêu tại đây.