Thời gian qua, có nhiều bài viết tranh luận về quan điểm phân chia tài chính giữa hai vợ chồng. Có người ủng hộ chồng đưa hết lương cho vợ để tiện quản lý chi tiê🐻u, có người lại chọn phương án đóng góp đồng đều vào quỹ chung, có người lại tiền ai nấy tiêu không chung đụng. Vậy phương án nào mới là tốt nhất để vừa đảm bảo hạnh phúc gia đình, vừa công bằng trong việc san sẻ gánh nặng tài chính giữa vợ và chồng?
Trước khi đưa ra quan điểm riêng của mình, tôi xin kể cho các bạn nghe về câu chuyện độc lập tài chính🦹 trong chính gi✱a đình tôi:
Tôi và vợ bằng tuổi, cùng học chung đại học và ra trường đi làm. Chúng tôi cưới nhau đến nay đã được gần 10 năm, có ba đứa con và vẫn ở cùng nhà với bố mẹ. Xuất phát điểm của chúng tôi cũng tương đối giống nhau, nhưng may mắn tôi có thu nhập gần gấp đôi vợ. Thay vì quy hết về một mối, để một người giữ toàn bộ tiền bạc và l𒈔o ch𝓡i tiêu trong gia đình, chúng tôi quyết định phân chia mỗi người một nhiệm vụ, cụ thể như sau:
Vì thu nhập ♏cao hơn nên hàng tháng, tôi sẽ lo chi tiền để phụ tiền nhà, tiền cơm cho bố mẹ (hai người ở nhà nấu nướng cho con cháu). Tiền điện, tiền nước trong gia đình cũng do tôi kiêm luôn. Học phí và các chi phí cho hai đứa con lớn (bao gồm tiền học chính khóa và tiền học thêm Tiếng Anh ở trung tâm), các khoản lặt vặt ở nhà hàng ngày như ăn sáng, ăn ngoài... tôi cũng lo trọn gói. Mỗi năm, cả gia đ🌜ình tôi đi du lịch hai lần, chi phí cho chuyến đi cũng do tôi bao thầu.
Trong khi đó, vợ tôi với thu nhập thấp hơn sẽ lo chi phí bỉm, sữa và học phí cho đứa con út. Thỉnh thoảng, vợ cũng bỏ tiền mua sắm quần áo và các vật dụng cá nhân, 🌺cũng như cho chồng con.
>> Tư tưởng 'vợ giữ hết lương chồng'
Nhờ việc phân chia rõ ràng như vậy nên hàng tháng, vợ chồng tôi không ai phải động chạm đến tiền của ai, mỗi người tự chủ động chi tiêu các khoản theo phân công trách nhiệm ban đầu, nêℱn cả hai đều thoải mái và kiểm soát tài chính cá nhân một cách ổn định.
Mục tiêu cuối năm của chúng tôi là sẽ bỏ vào quỹ chung (một tài khoản chứng khoán và ngân hàng) khoảng 150 tr💃iệu đồng từ tôi, và 100 triệu đồng từ vợ. Để thuận tiện, vợ tôi sẽ tự quản số tiền này luôn. Nếu ai không đạt chỉ tiêu tích lũy thì sẽ phải giải trình lý do hoặc giao quyền quản l෴ý tiền cho người còn lại.
Kết quả, đến giờ này, tuy đã về chung một nhà cả thập kỷ nhưng chúng tôi vẫn hoàn toàn độc lập tài chính cá nhân, mà vẫn đảm bảo cho con cái được chăm sóc đầy đủ. Vợ tôi vẫn thoải mái tiền bạc, có tiền riêng nên nếu thích có thể gửi tiền về chăm bố mẹ vợ ở quê bằng tiền của mình, không phải ngửa tay xin chồng.
Tất nhiên, để có được một sự phân chia ổn định như trên, cũng một phần là do thu nhập của chúng tôi ở mức trung bình khá, có thể xử lý hết các chi phí cần thiết mà không lo thiếu chỗ nọ, hụt chỗ kia. Còn với các gia đình có thu nhập của hai vợ chồng ở mức thấp, phải "khéo co m⛄ới vừa ấm" thì cũng không nên áp dụng một cách dập khuôn mà cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Quan trọng nhất vẫn là cần sự thống nhất giữa vợ và chồng để việc quản lý chi tiêu trong gia đình được thoải mái và hiệu quả nhất.
>> Gia đình bạn phân chia tài chính thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.