Sáng 26/12, nghệ sĩ Gia Bảo - cháu nội nghệ sĩ Bảo Quốc - có buổi giới thiệu về vở cải lương Đời cô Lựu sắp được tái dựng trong khuôn khổ chương trình Tài danh đất Việt. Tác phẩm được diễn ngày 21 và 28/1/2018 tại Nhà hát Bến Thành, TP HCM. Đây là một trong những sự kiện đầu tiên trong năm 2018 của giới sân khấu thành phố nhằm mừng 100 năm nghệ thuật cải lươ👍ng ra ဣđời.
Trong phiên bản mới, nghệ sĩ hải ngoại Phượng Liên và Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Bạch Tuyết sẽ cùng thể hiện vai cô Lựu. NSND Ngọc Giàu vào vai Bảy Cán Vá, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Minh Vương diễn vai Minh Luân, NSƯT Thanh Hằng vào vai Kim Anh, nghệ sĩ Chí Tâm đóng vai Võ Mi🌸nh Thành... Nét mới của bản dựng lần này là các tiết mục Bolero ꦛxuất hiện xen kẽ trong các phần chuyển cảnh của vở, với sự góp mặt của các ca sĩ Phi Nhung, Lệ Quyên, Cẩm Ly, Quốc Đại, Hoài Lâm.
Gia Bảo - giám đốc sản xuất chương trình - cho biết nhiều người lo ngại các tiết mục ca nhạc sẽ ảnh hưởng đến nội dung tác phẩm cải lương kinh điển, đồng thời sẽ kéo dài thời lượng tác phẩm, khiến khán giả chán. Tuy nhiên, "ông bầu" khẳng định vở vẫn theo lối dựng cũ của đạo diễn - NSND Huỳnh Nga vì "phiên bản cũ đã quá kinh điển, dù dựng lại cũng không thể làm hay hơn". Việc đưa các tiết mục Bolero vào những màn chuyển cảnh để sân khấu tránh bị "chết". Ca sĩ sẽ hóa thân thành nhân vật, thể🌞 hiện một đoạn ca khúc Bolero hợp với phân cảౠnh lúc đó.
"Từng tổ chức nhiều vở cải lương, tôi n🍨hận thấy mỗi lần chuyển cảnh, khán giả lại rút điện thoại ra xem, khiến dòng cảm xúc bị ngắt. Tôi muốn khắc phục tình trạng này để việc thưởng thức tác phẩm được liền mạch", Gia Bảo chia sẻ. Anh và NSND Bạch Tuyết cùng các ca sĩ chọn nhiều nhạc phẩm Bolero phù hợp với tác phẩm. Hiện các nhạc phẩm đã được mua tác quyền để sử dụng.
Vở cải lương có giá vé từ 200 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng. Kinh phí thực hiện dự kiến là 800 triệu đồng. Gia Bảo thừa nhận với số lượng ghế hạn chế ở Nhà hát Bến Thành, nếu may mắn, anh chỉ có thể hòa vốn. Anh vẫn giữ giá vé như các vở mình từng thực hiện (Tiếng trống Mê Linh, Bên cầu dệt lụa, Nửa đởi hương phấn) thay vì tăng thêm, giúp những khán giả thu nhập thấp có cơ hội xem tác phẩm. Dù chưa tìm được đầu ra, n🎀ghệ sĩ vẫn cho ghi hình, thu đĩa vì đây là dịp hi🎃ếm hoi các nghệ sĩ kỳ cựu diễn chung trở lại.
Nhà thiết kế Minh Châu đảm nhận phần trang phục với các bộ áo dài thập niên 1950 - 1960. Đạo diễn Ngọc Hùng phụ trách phần ánh sáng. Trong đêm diễn, ở ngoài sảnh, khán giả còn có thể thưởng thức buổi triển lãm do nhà báo - đạo diễn Thanh Hiệp tổ chức, trưng bày loạt ảnh về những lần diễn Đời cô Lựu từ cácꦉ thế hệ "nghệ sĩ vàng" đến lớp diễnﷺ viên trẻ.
Vở Đời cô Lựu ra đời vào thập niên 1930, kể về cô Lựu -✅ vợ của Hai Thành, một tá điền của Hội đồng Thăng. Thấy cô Lựu có nhan sắc, ông Hội đồng lập mưu đưa Hai Thành vào tù và cướp vợ - lúc này đang mang thai. Sau khi đứa con ra đời, Hội đồng Thăng giấ﷽u vào cô nhi viện và nói dối là đã chết. Về sau, cô Lựu sinh Kim Anh - con chung với Hội đồng Thăng.
Đứa con đặt tên Minh Luân, được một vợ chồng xin làm con nuôi. Sau 20 năm ở tù tại Côn Đảo, Hai Thành vượt ngục. Ngỡ vợ đã phụ bạc mình, Hai Thành viết thư trao cho Minh Luân tới gặp Lựu, buộc cô phả♚i đưa 10.000 đồng để anh lo cho con học hành, lập nghiệp. Bi kịch tiếp tục diễn ra khi Lựu không có đủ tiền, con gái Kim Anh phải lén bán tư trang lo cho mẹ và anh...
* Bạch Tuyết và Lệ Thủy diễn "Đời cô Lựu"
Trước năm 1975, vở có sự tham gia của các nghệ sĩ Phùng Há (vai cô Lựu), Út Trà Ôn (vai Hai Thành), Hoàng Giang (vai Hội đồng Thăng), Thanh Nga (vai Kim Anh). Thập niên 1980, đoàn cải lương 284 diễn lại vở với các tên tuổi Bạch Tuyết (cô Lựu), Thành Đượ𝓰c (Hai Thành), Diệp Lang (Hội đồng Thăng), Ngọc Giàu (Hai Hương), Minh Vương (Võ Minh Luân), Lệ Thủy (Kim Anh).
Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ. Nhà văn hóa, học giả Vương Hồng Sển cho rằng từ ngày 16/11/1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ (theo hình thức cải lương) này mới: "bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách...nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ" (trích Hồi ký 50 năm mê hát).
NSND Bạch Tuyết cho biết giới sân khấu thường lấy mốc năm 1918, năm ra đời vở Kim Vân Kiều - tác phẩm cải lương đầu tiên ở miền Nam, diễn ở rạꦏp thầy 🧸Năm Tú tại Mỹ Tho - là năm hình thành nên bộ môn cải lương.
Tại miền Nam, thập niên 60 là thập ni🦩ên hưng thịnh nhất của cải lương, lấn át cả tân nhạc. Thời đó, các sân khấu cải lương được đông khán giả đến xem hàng ngày, nhờ đó, các soạn giả và nghệ sĩ có cuộc sống sung túc. Trải qua nhiều thăng trầm, loại hình nghệ thuật này hiện phát triển co🀅 cụm, tuy vậy, luôn có sức sống lớn trong lòng khán giả mộ điệu.
Tam Kỳ