"Gần đây có nhiều bình luận, ý kiến chê bai người chồng không có chí kiếm tiền, làm giàu, chỉ thích làm việc nhà. Bản thân tôi cũng thấy thấp thoáng câu chuyện của mình trong đó. Nhà tôi k♔há giả hơn nhà vợ, nhưng khi ra trường, tôi đi xe máy cà tàng. Khi mất xe máy tôi chuyển sang đi xe đạp. Tôi ăn mặc xuề xòa, không quá trau chuốt, nên ai cũng nghĩ nh𓄧à tôi nghèo.
Không giống như nhiều người thích lao ra ngoài kiếm tiền, làm giàu, tôi lại chỉ thích ở nhà. Trong tư tưởng của tôi, chỉ cần thấy đủ và thoải mái là được. Tôi không thích mắc nợ hay làm lớn. Thậm chí, có công ty mời ๊tôi làm Giám đốc chi nhánh nhưng tôi từ chối, vì chỉ muốn làm nhân viên bình thường. Trong khi v🃏ợ tôi là người hướng ngoại, một ngày không ra khỏi nhà là không chịu được, thích kết nối, giao tiếp, thích kinh doanh, mở xưởng sản xuất... thì tôi hoàn toàn ngược lại, không thích tiếp xúc với nhiều người.
Thay vào đó, tôi vẫn làm việc nhà, rửa chén, phơi quần áo mỗi ngày... Tôi thích một mình, chơi đàn, đọc sách, đọc thơ và suy ngẫm, tập gym tại nhà, tìm hiểu 🦄tâm linh và tu tâm dưỡng tính. Cuối tuần, tôi về nội - ngoại, làm hai, ba ly rượu với các bố là thôi, chứ bình thường không nhậu nhẹt với ai. Với tôi, vậy là vui, là đủ.
Tài sản của bố mẹ tôi cũng không màng đến, ai cho thì nhận, không thì thôi. Tôi vẫn nói với bố mẹ mình rằng 'cứ bán hết phần của con mà ăn xài tới lúc mất là vừa, c𒆙on không cần đâu'. Tuy nhiên, đến giờ, tôi vẫn có hai nhà, một mảnh đất, ôtô từ hai bàn tay trắng và hầu hết từ thu nhập của tôi.
>> 'Tôi vất vả đi làm kiếඣm tiền, vợ chỉ muốn ở nꦜhà chăm con'
Tôi kể ra vậy không có nghĩa là khoe cuộc sống của mình may mắn hơn người, không có điều phải lo lắng. Thực ra, vợ chồng tôi có đứa con thứ hai bị chậm phát triển. Lúc đầu chúng tôi cũng lo và buồn, nhưng sau đó vợ chồng tôi đều đối diện với điều không mong muốn bằng cái nhìn tích cực: ai cũng ♏có phúc, có nghiệp, mọi thứ không may đến là để mình trả nghiệp và học hỏi, con có nghiệp của con, và phúc của con là vào gia đình mình nơi có tình yêu thương, con dạy cho chúng tôi sửa mình, k🎉iên trì, thấu hiểu. Chúng tôi cho con tình yêu và giúp con vượt qua.
Vợ chồng tôi hay nói với nhau rằng: 'Mình đã gặp nhiều đại gia, họ nhiều khi còn khổ hơn mình, chỉ hơn tiền thôi. Và cuộc sống không bằng p🥃hẳng, cái mình cần làm là sẵn sàng đón nhận và nhìn mọi thứ tích cực,💧 cùng nhau vượt qua'. Khi bạn khởi phát suy nghĩ tiêu cực, hãy thay đổi nó ngay, nếu không nó sẽ nhấn chìm bạn và mọi thứ càng trở nên tồi tệ. Nhìn theo hướng tích cực trong mọi hoàn cảnh, bạn sẽ vượt qua.
Điều may mắn nhất là vợ chồng tôi hiểu rõ tính cách, mong muốn, lý 🏅tưởng sống của mỗi người. Chúng tôi gần như hòa hợp và ủng hộ nhau trong mọi quyết định. Chúng tôi tâm sự, chia sẻ với nhau mỗi n꧒gày: biết vợ bận còn tôi làm việc ở nhà nên tôi tiện làm việc nhà luôn. Nhưng không vì vậy mà vợ đùn đẩy hết công việc cho tôi, khi rảnh cô ấy cũng làm rất nhiều. Gia đình bên tôi không hòa thuận, và chính vợ là người hàn gắn và luôn động viên, quan tâm từng thành viên trong gia đình.
Có thể nói, chúng tôi khác nhau hoàn toàn và bù đắp cho nhau từ những thiếu sót của mỗi người bằng sự cảm thông và tôn trọng. Cuộc sống khó nói trước nhưng hiện giờ tôi thấy viên mãn. Vậy nên theo tôi, thay vì càm ràm lẫn nhau, mỗi người hãy nhìn vào những điểm tốt của vợ hoặc chồng, tôn trọng và ủng hộ, đừng bắt ai cũng giống mình. Bởꦫi cuối cùng cuộc đời con 𝐆người cũng đi tìm cái an yên mà thôi".
Đó là chia sẻ của độc giả Bình Thường về qua𓄧n điểm sống của bản thân. Xung quanh vấn đề kinh tế gia đình, nhiều người vợ đòi hỏi chồng phải kiếm thêm nhiều tiền thay vì bằng lòng với cuộc sống. Trong suy nghĩ của nhiều người, đàn ông phải là trụ cột kinh tế, phải biết vươn lên, luôn hướng đến những mục tiêu cao hơn trong cuộc sống. Cũng từ đó, những mâu thuẫn vợ chồng bắt đầu nổ ra. Vậy trong xã hội hiện đại, khi người đàn ông gặp ngày một nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống, liệu suy nghĩ ngừng tham vọng, làm vừa đủ có đáng bị chỉ trích?
- 'Chồng gánh vác kinh tế nên được chủ động tiền bạc'
- Tôi giải thoát mình khỏi việc nhà bằng cách thuê người giúp việc cho vợ
- 'Đàn ông kiếm ra tiền ít lo việc nhà'
- Không cho con trai làm việc nhà vì sợ 'mất khí chất đàn ông'
- Tiêu chuẩn mạnh mẽ, nam tính đóng khung đàn ông Việt
- 'Đàn ông lương thấp dễ bị vợ coi thường'