Chúng tôi đã từng đi qua rất nhiều khó khăn đến bây giờ mới có được cuộc sống sung túc. Tôi cũng không muố𓆏n ly hôn vì ảnh hưởng tâm lý con cái, người thân. Hơn nữa, ꦯtôi mới phát hiện mình bị bệnh nan y.
Tôi muốn âm thầm làm di chúc để lại toàn bộ tài sản riê🧔ng và chung trong thời kỳ hôn nhân cho con, truất quyền thừa kế của chồng có được không?
Độc giả Ngọc Giàu
Luật sư tư vấn
Di chúc là sự thể hiện ý chí của một người nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền "chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế".
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phầ﷽n di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.
Như vậy, dù bạn làm di chúc để lại toàn bộ tài s💞ản của bạn cho con bạn và truất quyền thừa kế của chồng bạn thì chồng bạn vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Lưu ý, chồng bạn chỉ được thừa kế di sản củ💙a bạn theo Điều 644 nêu trên khi di chúc của bạn hợp pháp. Theo đó, di chúc hợp pháp phải đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 là:
- Khi lập 🃏di chúc, bạn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
- Nội dung di chúc không vi phạm điều cấ༺m của luật, không trái đạo đức xã hội, phù hợp với quy định tại🅷 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015.
- Hình thức di chúc, phải được lập thành văn bản (có người làm chứng hoặc không có người làm chứng hoặc có công chứng hoặc có chứng thực). Nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng nhưng chỉ áp dụng khi tính mạng của bạn đang bị cái chết đe dọa và di chúc miệng chỉ có hiệu lực ph𒆙áp luật trong vòng 3 tháng kể từ n♉gày lập.
Trường hợp di chúc của bạn không hợp pháp thì di sản của bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất của bạn gồm chồng, con, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi và mỗi người họ sẽ đư☂ợc nhận một suất thừa kế bằng nhau.
Ngoài ra, pháp luật quy định ch🥀ỉ có 2 trường hợp chồng bạn sẽ không nhận di sả♌n do bạn để lại nếu chồng bạn từ chối nhận di sản của bạn hoặc thuộc các trường hợp người không có quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, gồm:
- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm 𒐪trọng danh dự, nhân phẩm 🅰của người đó.
- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ngư𓃲ời để lại di sản.
- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng m🅰ột phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
- Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí củaܫ người để lại di sản.
Như vậy, bạn không thể lập di chúc để truất quyền thừa kế của chồng bạn,♈ trừ trường hợp chồng bạn từ chối nhận di sản của bạn hoặc chồng bạn thuộc các trường hợp người không có quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.
Luật sư Nguyễn Thị Cẩm Tú
Công ty Luật TNHH Shinrai