Đến khám vô sinh tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, vợ chồng anh💜 Phạm Văn Duy ở Ninh Bình tâm sự với bác sĩ, hai vợ chồng anh cưới nhau được hơn 6 tháng mà vẫn chưa có ꦡcon dù không sử dụng biện pháp tránh thai nào.
Anh Duy cho biết, mỗi lần vợ chồng quan hệ, khi đi tiểu anh 𝕴thấy nước tiểu vẩn đục nhưng vì ngại ngùng nên không nói với ai cả. Gần đây anh phát hiện mình xuất tinh nhưng không có tinh trùng. Hốt hoảng, anh đến bệnh viện khám và được chẩn đoán mắc bệnh xuất tinhꦍ ngược - một trong những nguyên nhân gây khó có con.
Theo anh Duy, anh không có cảm giác bệnh, khả năng đàn ông vẫn rất tốt, vợ chồng vẫn sinh hoạ𒉰t đều đặn, vẫn lên đỉnh được, duy chỉ có điều xuất nhưng không thấy tinh dịch ra ngoài.
Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, xuất tinh ngược là hiện tượng tinh dịch thay vì ra ngoài thì lại quay ngược trở lại bàng quang. Xuất tinh ngược không🤡 ảnh hưởng đến đời sống tình dục và cảm giác tình dục, không nguy hiểm tính mạng người bệnh nhưng liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của đàn ông.
Xuất tinh ngược không can thiệp vào khả năng cương cứ🧜ng hoặc cực khoái của nam giới, song là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây hiếm muộn do tinh trùng không đến được với tử cung của người phụ nữ. Khi tinh trùng chạy ngược vào trong bàng quang mà không được xuất ra ngoài hoặc xuất ra quá ít, lượng tinh trùng ít và yếu khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.
Nguyên nhân chủ yếu gây xuất tinh ngược hầu hết là do các sợi thần kinh giao cảm 🧸trung gian vùng cổ bàng quang và vùn🌠g cơ thắt tuyến tiền liệt bị tổn thươngꩵ, nhiễu loạn. Nam giới có vấn đề ở ống phóng tinh, liệu đạo... đặc biệt bệnh nhân mổ tiền liệt tuyến và phẫu thuật bàng quang, dễ gặp tình trạng này.
Theo bác sĩ Lợi, khi phát hiện xuất tinh ngược, nam giới không được tự🥀 ý dùng bất cứ loại thuốc nào để chữa trị. Tốt nhất nên đến bác sĩ nam khoa để được khám và tư vấn. Khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ có thể mổ nếu phát hiện bộ phận phóng tinh có bất thường. Xuất tinh ngược là một bệnh rất khó điều trị.
Để có con, người bജệnh cần được xét nghiệm xem tinh trùng có trong nước tiểu không, sau đó làm cô đọng rồi lọc tinh trùng từ nước tiều. Khi có tinh trùng, bác sĩ sẽ tiến hành làm thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Ngày nay y học hiện đại, việc giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có con cũng dễ hàng hơn.
Lê Nga