Ông Tám Ảnh vẫn luôn nhớ thời đi săn của mình. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Rừng U Minh ngày nay vẫn thường nghe kể chuyện những thợ săn huyền thoại ở miệt "xuống sông sấu bắt, lên rừng cọpไ tha" này. Nhiều người trong họ đã gối đầu về với tiên tổ. Nhưng vẫn còn một thợ săn hổ lừng danh ngày nào đang lặng lẽ sống ẩn dật với bao kỷ niệm rừng thiêng nước độc U Minh khó quên.
🅘Nhà ông Tám Ảnh ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau). Ông Tám Ảnh đang đi lấy nước, hai tay xách nhẹ nhàng 🍒hai xô 20 lít, nếu không tự giới thiệu, hiếm ai tin nổi ông đã 83 tuổi.
Thời trai tráng꧑, ông đã lang bạt khắp rừng U Minh Hạ, U Minh Thượng trước khi về định cư ở xã Khánh Bình Tây. Ông không chắc cụ cố mình có làm nghề thợ săn không, nhưng từ đời ông ꧅nội đến đời ông đều sống nhờ rừng. Bố ông từng là một thợ săn nổi tiếng ở đất rừng U Minh.
Ông Tám Ảnh mới 11 tuổi đã tập tành đi săn. Bố bắt ông dầm nước lạnh buổi sáng, phơi lưng trần b🍬uổi trưa để chịu đựng thiên nhiên khắc nghiệt. Bố dạy ông cách sử dụng giáo nhọn và các đường roi chiến đấu với thú dữ trong rừng.
Những lần đi săn, bố ông cũng dẫn ông đi theo học cách nhận biết dấu hiệu các loài thú và bí quyết đặt bẫy. 16 tuổi, Tám Ảnh đã trở thành một thợ săn thiện nghệ. Tuổi tác bố ông dần xế b𒅌óng, ít đi săn dần. Tám Ảnh bắt đầu thay bố lo cho gia đình.
Thuở Tám Ảnh còn trai tráng, rừng U Minh Hạ vẫn còn nhiều thú. Ông một mình một giáo bịt đầu thép dài 1,5 m với đàn chó sáu con lang thang trong rừng, cả x🦩óm có thịt ăn. Nhiều bạn săn lớn tuổi, già nghề hơn cũng phải trọng Tám Ảnh. Ông không chỉ có nhiều ngón nghề săn bắt độc, mà còn khét tiếng gan lỳ dám đánh hạ cả hổ.
Tám Ảnh không cố tình săn hổ. Cũng như nhiều người sống nhờ rừng khác, ông tin rừng thiêng nước độc luôn có chủ nhân của rừng núi. Và hổ lại là "chúa sơn lâmℱ"ꦉ, thợ săn nên tránh nó nếu không cần thiết. Tuy nhiên, nghiệp ngày đêm lần mò trong rừng khiến ông không thể giữ được kiêng kỵ này.
Một buổi chiều, ông và bố thu bẫy bắt được con heo rừng. Hai bố con đang lom khom chuẩn bị xuống xuồng về nhà, nghe một tiếng gầm ngay sau lưng. "Đụng ông hổ rồi!", bố ông la lên🏅.
Trong đầu Tám Ảnh văng vẳng lời tía từng dạy: "Đụng hổ phải bình tĩnh mới giữ mạng được. Phải ngó đuôi nó, nếu nó đập đuôi là chuẩn bị vồ. Nó đập đuôi qua trái sꦐẽ nhảy sang phải, nếu đập đuôi bên phải sẽ nhảy bên trái. Mình phải nhảy ngược lại, mới tránh được cú vồ của nó”.
Những mạch máu trong người Tám Ảnh căng lên. Lúc này, bố ông cũng đã lấy được mái dầm dưới xuồng 🥀lên phụ với cây giáo nhọn của con. Bất ngờ, con hổ rùng người đập đuôi sang trái. Tám Ảnh cũng vừa nhảy lách sang trái, bóng con hổ đã lao ụp tới.
Không kịp đâm nữa, Tám Ảnh xoay hông🍷, dùng hết sức đánh đòn giáo phạt ngang như đốn cây mà bố ông từng truyền dạy. Thân cây giáo bằng gỗ quý, bự hơn nửa cổ tay Tám Ảnh lia trúng ngay cổ con hổ. Bị dính đòn hiểm, nó đau đớn rơi phịch xuống đất.
Đàn chó săn nãyಞ giờ thấy hổ chỉ đứng cúp đuôi, cũng nhao nhao nhào tới. Con hổ gầm lên, rồi phóng thẳng vào rừng. Bố vỗ vai Tám Ảnh khen con và dặn dò: "Từ bận này, con đi rừng phải thiệt cẩn thận. Hổ nó biết oán thù, thế nào ཧcũng sẽ tìm con".
Đúng ba tháng sau, con hổ này quay lại tìm Tám Ảnh. Lần này, ông đi rừng một mình. Đang lom khom đặt bẫy, ông𓆏 ngửi thấy mùi khét. Biết có c💟huyện bất thường, ông xoay mặt lại hướng gió, con hổ đã nhảy vồ đến.
Bị bất ngờ, nhưng đã có kinh nghiệm từ lần trước, ông nhảy lách sang bên💞 tránh kịp trong nháy mắt. Vuốt hổ sượt qua, vồ dính cái nón ông đang đội tr🔯ên đầu. Vuột mồi, con hổ cay cú nhảy vồ tiếp.
Lần này, Tám Ảnh quyế꧑t định dùng đòn hiểm để ăn thua đủ với con thú dữ. Ông không thè🍒m nhảy tránh nữa, mà tự té ngửa ra, hai tay cầm chặt cán giáo đâm thẳng vào cổ con hổ đang nhào lên người ông.
Tiếng gầm khủng khiếp vang lên, một tia nước nóng gì đó phụt thẳng vào mặt Tám Ảnh. Trong nháy mắt, cổ con hổ đã♛ bị ngọn giáo đâm xuyên thấu. Nó lồng lên một hồi rồi mới chịu nằm bất động và tắt thở.
Tám Ảnh người đỏ máu hổ, kéo xác hổ x🔯uống xuồng, chở về thẳng xóm. Ông cắt hết râu nó trước khi giao cho dân làng xẻ thịt. Các thợ săn đều tin râu hổ có thể chế thành thuốc độc hại người.
Đời săn lang bạt trong các cánh rừng U Minh Hạ, U Minh Thượng của ông Tám Ảnh còn gặp hổ nhiều lần nữa. Sau này, ông Tám Ảnh đi ಞbộ đội, bị ù tai vì thủy lôi, nhưng vẫn không từ bỏ hẳn 💞những chuyến đi săn.
Là người💟 cắt rốn chôn nhau ở rừng, ông tin chuyện linh thiêng ở rừng xanh. Ông đi săn chỉ vì miếng ăn hằng ngày và chia cho bạn bè, hàng xóm ngh✤èo khó, chứ dứt khoát không bao giờ bán lấy một đồng nào.
Sau năm 1975, ông mới giã từ hẳn giáo, bẫy, ở nhà làm ruộng kiếm sống. Bây giờ, ngồi ôn lại chuyện൩ xưa, ông Tám Ảnh lưu luyến: "Nhiều đêm tôi vẫn nằm mơ thấy mình đang cùng đàn chó đi săn".
Ông có chín người con và đàn cꦿháu đầy nhà. Nhưng không ai nối nghiệp ông, vì luật lệ và cũng vì rừng U Minh bây giờ không còn nhiều thú nữa.
(Theo Tuổi Trẻ)