Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Emory theo dõi 26 voi châu Á được nuôi tại khu bảo tồn ở phía bắc Thái Lan trong một năm, Redorbit cho hay. Trong ൲thời gian này, nhóm chuyên gia đã quan sát và ghꩲi lại các tình huống khiến voi hoảng sợ như gặp phải kẻ thù nguy hiểm hay chạm trán với voi khác đàn và phản ứng của voi trong đàn.
Kết quả cho thấy, những ꦉcon voi bị tổn thương sẽ được đàn voi quan tâm và chú ý đến nhiều hơn so với bình thường. Lúc này, một con voi khác trong đàn sẽ đi tới và dùng vòi chạm nhẹ vào mặt của con voi🎃 bị tổn thương.
Để tඣhể hiện sự đồng cảm, voi còn có thể bắt chước hành động cơ thể và trạng thái cảm xúc của đồng loại. Ngoài ra, chúng sẽ phát ra một âm thanh rất đặc biệt. "Khi an ủi đồng loại, voi phát ra một âm thanh rất cao. Chúng tôi chưa bao giờ nghe thấy loại âm thanh này khi chúng đứng một mình", ꦍJoshua Plotnik, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Theo giáo sư tâm lý học Frans de Waal, kết quả nghiên cứu cho thấy voi là loài động vật thông 🧸minh và có thể cảm thấy buồn đau khi nhìn thấy đồng loại bị tổn thương. Hành động quan tâm và an ủi đồng loại từng được quan sát tương tự ở tinh tinh.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết nghiên cứu mới được thực hꦐiện đối với những con voi trong điều k𓄧iện nuôi giữ. Họ hy vọng có thể tìm hiểu thêm về hành vi đặc biệt này ở các con voi sống trong môi trường hoang dã.
Nguyên Trường