VPF tự tin sẽ khai thác tốt bản quyền truyền hình. |
AVG đã chính thức chuyển giao hợp đồng thương quyền các giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam cho VPF sau cuộc gặp ba bên giữa VFF, VPF và AVG ngày 23/4. Bắt đầu từ vòng đấu thứ 15, VPF sở hữu và độc quyền khai th🐷ác thương quyền giải V-League và hạng Nhất. Từ nay đến hết mùa bóng 2012, V-League và hạng Nhất chỉ còn 12 vòng đấu, nhưng VPF tự tin họ sẽ thu được khoản tiền lớn từ việc khai thác 𓆏hình ảnh của hai giải đấu hấp dẫn nhất Việt Nam.
"Bắt đầu từ vòng 15, VPF sẽ vào cuộc. Quan điểm𒁃 của chúng tôi là mang bóng đá Việt phổ biến một cách thường xuyên, rộng rãi nhất tới người hâm mộ Việt Nam. Bên cạnh việc quảng bá rộng rãi, chúng tôi dự tính sẽ thu lại từ 30 đến 50 tỷ đồng từ việc khai thác thương quyền của những giải đấu này. Với sự góp mặt của hơn mười doanh nghiệp hàng đầu, mục tiêu nà💦y là khả thi", Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng phát biểu.
🧸Trước đó AVG cam kết sẽ trả cho VFF số tiền 10 tỷ thay vì 6,6 tỷ đồng ở mùa bóng 2012. Tuy nhiên, chỉ sau nửa mùa bóng AVG đã chuyển giao thương quyền V-League, hạng Nhất cho VPF. "Giá trị của việc khai thác hình ảnh V-League, hạng Nhất trong nửa đầu mùa bóng là chuyện thương lượng giữa AVG và VFF, VPF chỉ quan tâm khai thác hình ảnh nửa mùa giải còn lại của V-League và hạng Nhất mà thôi", ông Võ Quốc Thắng cho biết.
Việc AVG đột ngột chuyển giao thương quyền V-League, hạng Nhất cho VPF mà không thu một khoản tiền nào được cho là động thái bất ngờ. AVG không yêu cầu VPF bồi hoàn tiền lỗ từ khi đầu tư khai thác thương quyền hạng Nhất, V-League. Công ty này thậm chí còn cử người hỗ trợ VPF với tư cách nhà giám sát việc thực hiện hợp đồng. Những thay đổi đột ngột này khiến xuất hiện những đồn đoán rằng, AVG sở dĩ dễ dãi như vậy là vì sắp phải vay tiền các ngân hàng mà ông bầu♔ Nguyễn Đức Kiên đang có cổ phần.
Tuy nhiên ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG lý giải mọi chuyện khá đơn giản:🌸 "Quyết định của AVG hoàn toàn xuất phát từ quyền lợi của bóng đá Việt Nam chứ không có màu sắc tiền bạc. Khi xảy ra tranh chấp thương quyền V-League, hạng Nhất, chúng tôi phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. T⛎ôi từng nói rằng, nếu đơn vị nào có thể làm tốt hơn cho bóng đá Việt Nam, AVG sẵn sàng nhường thương quyền các giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam. Nay VPF cam kết sẽ đem lại ít nhất 50 tỷ đồng một năm cho bóng đá Việt Nam, chúng tôi đã rút lui, nhường cho họ".
Không mất đồng nào để sở hữu thương quyền V-League, hạng Nhất, nhưng ở giai đoạn còn lại của mùa bóng 2012, VPF phải tôn trọng các cam kết mà AVG đã 🔥thương thảo với các đối tác. Cụ thể, VPF phải được sự đồng ý của VFF. Phải thương thảo với VTV và VTC (hai nhà đài mà AVG hợp tác chia sẻ việc khai thác thương quyền V-League theo tỷ lệ AVG 30%, VTV 40% và VTC 30%) nhằm phổ biến các giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam một cách rộng rãi nhất. VPF phải thực hiện được cam kết thu về cho bóng đá Việt Nam tối thiểu 50 tỷ đồng một năm.
Chấp nhận các điều kiện này, trưa 23/4, VPF đã chính thức tiếp nhận quyền khai thác thương quyền các giải đấu chuyên nghiệp V💫iệt Nam từ A✤VG.
Khoa Nguyễn