Quyết định của tòa đang bị kháng cáo, n🌸hưng nó đã gây ra sự phẫn nộ khi hàng trăm người dự kiến xuống đường biểu tình khắp các thành phố Nhật Bản vào 11/9. Ngoà🐠i ra, một thỉnh nguyện thư trực tuyến yêu cầu luật mới chấp nhận bất kỳ hành vi quan hệ tình dục nào mà không được sự đồng ý của đối phương đều bị coi là cưỡng hiếp, đã được hơn 47.000 người ký tên và gửi lên Bộ Tư pháp.
Trong vụ án xét xử hồi tháng 3 tại thành phố Ozakazi, tỉnh Aichi, thẩm phán thừa nhận cô gái bị ép giao hợp "𝔉trái ý muốn" và bị cha khuất phục về mặt tâm lý do bị lạm dụng nhiều lần từ năm 13 tới 19 tuổi. Tuy nhiên, luật yêu cầu công tố viên phải chứng minh được ông ta sử dụng vũ lực đàn áp, đe dọa 🐻hoặc nạn nhân hoàn toàn mất khả năng kháng cự mà trong vụ này, việc nạn nhân "có hay không khả năng chống cự" chưa rõ ràng. Vì vậy, người bố được tha bổng tội hiếp dâm.
Với♏ Jun Yamamoto, người bị bố lạm dụng tình dục từ năm 13 tới 20 tuổi, câu chuyện về cô gái ở tr🍃ên thật quen thuộc.
"Lại thế nữa rồi! Đó là những gì tôi đã nghĩ", ngౠười phụ nữ 45 tuổi nói. "Luật pháp Nhật Bản không công nhận hành vi tấn công t🌊ình dục như vậy là tội phạm. Tôi không thể chịu đựng được nữa".
Yamamoto là y tá, đồng thời làm việc ch𝓡o một tổ chức bảo vệ quyền của nạn nhân bị lạm dụng tình dục. Bà yêu cầu cải cách bộ luật hình sự Nhật Bản.
"Khi ta mất cảnh giác hoặc bị tấn công bởi người ta tin tưởng, ta sẽ đông cứng người vì 𒅌sốc và không thể chống trả", Yamamoto nói.
"Ngay cả trong trường hợp người bố cưỡng hiếp con gái, tòa án vẫn nói rằng cô ta có thể chống cự và buộc ông ta phải dừng lại. Tình trạng pháp lý hiện nay thật nghಞiêm trọng", bà bày tỏ, giọng run lên vì giận dữ.
Trong lúc phong trào chống lạm dụng tình 🍨dục #MeToo đang lên cao khắp thế giới, từ Mỹ cho tới Italy, thì nó lại đang vật lộn để gây chú ý tại Nhật. Nhưng những lời kêu gọi bảo vệ nạn nhân bị lạm dụng tình dục dường như đang có tác dụng, với hàng trăm người thực hiện cuộc diễu hành lần thứ 6 trên 20 thành phố vào 11/9.
Trước đó, trong một cuộc diễu hành ở Tokyo, những người ủng hộ quyền phụ nữ đã giơ cao b🎶iểu ngữ "Luật phải bảo vệ nạn nhân, không phải thủ phạm".
"Tại sao chꦚúng ta phải yêu cầu hết lần này tới lần khác?" một ngư🍸ời biểu tình vừa khóc vừa phát biểu. "Tại sao chúng ta phải yêu cầu một điều kỳ lạ như thế?"
Các nhà hoạt động và luật sư nhấn mạnh bộ luật hình sự Nhật Bản có từ hơn một thế kỷ trước nay đã lỗi thờ🍒i và không đủ khả năng bảo vệ nạn nhân bị lạm dụng tình dục.
"Khi bộ luật ra đời năm 1907, xã hội Nhật Bản thời đó là xã hội gia trưởng", luật sư Yukiko Tsunoda giải thích. "Mục đích của luật là đảm bảo người vợ chỉ sinh con cho chồng và không bị người đàn ꩵông khác tiếp cận. Đó là luật chỉ có lợi cho người chồng hoặc người bố trong gia đình".
Nhiều nhà hoạt động coi luật pháp là một phần của vấn đề lớn hơn về phân biệt giới tính ở Nhật Bản, dù tỷ lệ phụ nữ được tới trường và đi ꦫlàm tương đối 🐓cao, nhưng vẫn không bình đẳng trên nhiều mặt.
Tsunoda cho rằng các chuẩn mực phân biệt giới tính vẫn tồn tại trong hệ thống pháp luật, làm suy yếu một cách có hệ thống quyền lợi của phụ n♍ữ. Đó là lý do Nhật Bản xếp hạng 110 trên 149 quốc gia có khoảng cách giới tínhꦜ lớn nhất trong báo cáo cuối năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Năm 2017, lần đầu tiêu trong 110 năm, Nhật Bản sửa đổi luật hình sự về tội phạm tình dục, công nhận nam giới cũng là nạn nhân và tăng hình phạt tội hiếp dâm từ tối thiểu ba năm lên 5 năm. Nhưng điều luật yêu cầu nạn nhân phải chứng minh họ🎃 không có khả năng kháng cự vẫn không thay đổi.
Tsunoda làm việc trong hội đồng của Bộ Tư pháp nhằm xem xét cải cách và thúc giục thay đổi, nhưng đa số thành viên không đồng ý thay đổi điều luật tཧrên vì cho rằng nó có thể dẫn đến việc kết án oan dựa trên quan điể🤪m "chủ quan" của nguyên cáo.
Năm tới, ủy ban sẽ tiếp tục xem✅ xét, nhưng chưa rõ quy định gây tranh cãi này có được đưa ra thảo luận💞 hay không.
Yamamoto và các ✨nhà vận động hy vọng tiếng nói của hàng chục nghìn công dân ký tên vào thỉnh nguyện thư sẽ buộc các nhà làm luật cân nhắc lại.
"Thỉnh nguyệ﷽n thư đề nghị loại bỏ quy định này dường như được nhiều người ủng hộ nhất trong số các ý kiến mà chúng tôi nhận được", một quan chức Bộ Tư pháp nói. "Chúng tôi đang nghiêm túc xem xét vấn đề".
Nhưng cho tới khi luật chưa t😼hay đổi, những người biểu tình sẽ tiếp tục xuống đường trên cả nước vào ngày 11 hàng tháng.
"Tại Nhật Bản, nơi nổi tiếng là quốc gia an toàn nhất thế giới, tôi đã phải đối mặt với quấy rối tình dục từ năm ba tuổi, buộc phải làm quen với nó và học cách đối phó với nó", Wakanಞ🍒a Goto, 28 tuổi, bày tỏ.
Hồng Hạnh (Theo AFP)