Ngày 1/5/1924, Mavourneen đưa tấm vé cho thám tử tư tới nhà ga London để xem xét chiếc túi mà chồng chị, Patrick Mahon (34 tuổi), gửi trong tủ đồ trước khi đi cônꦕg tác. Sau khi cố mở hé chiếc túi bị khóa, thám tử tư lập tức báo cảnh sát rồi dặn Mavourneen đem trả tấm vé vào vị trí cũ. Mavourneen làm theo, dù không biết thám tử tư đã nhìn thấy gì.
Tới nhà ga, cảnh sát mở hé chiếc túi, thấy bêꦏn trong có con dao và đồ lót phụ nữ đẫm máu. Nghi ngờ đây là án mạng, cảnh sát cho người mật phục quanh nhà ga, chờ Patrick tới nhận đồ.
Tối hôm sau, Patrick xuất hiện và bị bắt khi định rời nhà ga. Tại cơ quan điều🦄 tra, Patrick nhận đã giết người, trong khi trước đó khai máu trong túi là do đựng thực phẩm sống mang về cho chó.
Patrick khai nửa tháng trước đi chơi với nhân tình Emily Kaye (37 tuổi) tại căn nhà gỗ ở hạt Surrey, cách London khoảng 50 dặm. Trong lúc cãi nhau, Emily cầm rìu lao tới nhưng bị Patrick đẩy ra nên ngã đập đầu vào bế🌟p than, tắt thở. Sợ bị buộc tội giết người, Patrick phi tang.
Được phân công tới căn nhà gỗ, chuyên viên xử lý hiện trường tìm thấy nhiều phần thi thể đựng trong hộp,꧃ giấu khắp nhà. Dù chưa tìm được hết nhưng chuyên gia nhận định cô gái không thể chết do đập đầu vào bếp than vì chiếc bếp không bị thiệt hại hoặc dính m🐎áu, tóc.
Qua điều tra, cảnh sát xác thực Patrick đã mua dao và cưa trước khi lên đường tới căn nhà gỗ, không phải sau khi Emily chết. Nꦯgoài ra, Patrick còn trộm tiền tiết kiệm của nạn nhân. Từ đó, cảnh sát cáo buộc Patrick biết Emily có thai nên đã có ý định xấu. Dù kêu oan, Patrick cuối cùng bị kết án và bị treo cổ vào tháng 9/1924.
Vụ án ám ảnh Bernard Spilsbury - chuyên viên bệnh học pháp y được giao phụ trách xử lý hiện trường. Trong lúc thu thập chứng 🐬cứ, Spilsbury đặc biệt chú ý tới việc cảnh sát dùng tay không để làm việc.
Khi hỏi "sao không đeo găng tay cao su", Spilsbury bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên của đồng nghiệp và được cho biết không bao giờ mặc bất cứ đồ bảo hộ nào khi xử lý hiện trường vụ án. Spilsbury nhận ra ✃cảnh sát không được trang bị đầy đủ và thiếu hiểu biết về cách bảo quản chứng cứ tại hiện trư♚ờng.
Sau vụ án, để giải quyết vấn đề trên, Spilsbury rà soát lại quy trình xử lý hiện trường khi đó. Cùng với những chuyên gia khác, Spilsbury đã sáng tạo ra "bộ dụng cụ xử lý hiện trường án mạng" đầu tiên, trong đó bao gồm kính lúp, thước đo, thước kẻ, tăm bông lấy mẫu,... và đặc biệt là găng tay cao su. Từ đó trở đi, găng tay cao su trở thành công cụ tiêu chuẩn của cảnh sát tại hiện trườ💃ng vụ án.
Găng tay cao su không những bảo vệ kỹ thuật viên khỏi nguy cơ mắc dịch bệnh lây truyền qua máu trong quá trình xử lý hiện trường mà còn giúp bảo quản chứng cứ. Với bước tiến của công nghệ ADN hiện đại, chuyên viên xử lý hiện trường cũng đề ra quy trình mới về việc sử dụng găng tay. Ví dụ, mỗi lần lấy mẫu, kỹ thuật viên c🀅ần thay găng tay thường xuyên để tránh việc ADN trên vật chứng này bị bám lên vật chứng khác.
Quốc Đạt (Theo Forensic Criminology, History)