Ngày 27/3, TAND Cấp cao tại TP HCM xét xử phúc thẩm vụ án ông Tất Thành Cang (cựu phó bí thư Thành ủy); Trần Công Thiện (nguyên tổng giám đốc Công ty Tân Thuận) và 8 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí.
Là người có chức vụ cao nhất trong vụ án, ông Cang không kháng cáo, chấp nhận mức án 6 năm tù. Tron🍌g khi đó, ông Thiện cùng những người khác xin giảm nhẹ hình phạt và trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Còn Công ty Quốc Cường Gia Lai kháng cáo xin nhận lại hơn 16,9 tỷ đồng đã nộp vào tài khoản của cơ quan điều tra mà cấp sơ thẩm đã tuyên thu hồi; đồng thời đề♐ ng🌃hị được tiếp tục thực hiện dự án Khu dân cư Ven Sông.
Các bị cáo💞 bị TAND TP HCM (sơ thẩm) xác định có sai phạm trong việc bán rẻ dự án Khu dân cư Phước Kiển (Nhà Bè) và Khu dân cư Ven Sông (quận 7), gây thiệt hại 207 tỷ đồng. Tuy nhಞiên VKS kháng nghị, cho rằng số tiền thiệt hại như vậy là không đúng, tòa tính thiệt hại vụ án "tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng, thực hiện hành vi phạm tội" là sai quy định.
Theo VKS, thiệt hại của vụ án phải được tính tại thời điểm khởi tố vụ án. Như vậy, Công ty Tân Thuận chuyển nhượng dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá thấp hơn thị trường, gây thiệt hại﷽ 202 tỷ đồng cho ✅Nhà nước. Còn việc chuyển nhượng dự án Khu dân cư Ven Sông gây thiệt hại 532 tỷ đồng. Tổng thiệt hại tại thời điểm khởi tố vụ án là hơn 730 tỷ đồng. Do đó, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự trên số tiền thiệt hại này chứ không phải 207 tỷ đồng.
Trong khi đó, về trách nhiệm dân sự, tòa buộc các bị cáo phải bồi thường số tiền thiệt hại đến thời điểm khởi tố vụ án là 283 tỷ đồng. Như vậy, cùng lúc tòa áp dụng hai thời điểm tính thiệt hại kh☂ác nhau trong cùng vụ án. Từ đó, VKS đề nghị tòa phúc thẩm xác định số tiền Nhà nước bị thất thoát là thời điểm khởi tố vụ án♉.
Kháng nghị của VKS không đề cập đến trách nhiệm hình sự và trách nhiệm bồi thường của các bị cáo khi xác định lại thiệt hại. Bản án sơ thẩm hồi tháng 10/2022 cho rằng việc chuyển nhượng dự án Khu dân cư Phước Kiển đã bị hủy trước khi khởi tố vụ án nên không xảy ra th🐭iệt hại.
Hồi tháng 10/2022, TAND TP HCM xử sơ thẩm xác định, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận có 100% vốn Nhà nước, thuộc Ban Tài chính quản trị Thành ủy TP HCM (nay là Văn phòng Thành ủy), được giao quản lý dự án Khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè) và Khu dân cư Ven Sông (quận 7).
Việc chuyển nhượng dự án phải có thẩm định, đấu giá công khai theo Luật Quản lý tài sản Nhà nước. Tuy nhiên, trong vụ án này, bị cáo Tất Thành Cang, Trần Công Thiện và những n꧙gười khác đã không thực hiện đúng 🌌các quy định, chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá thấp hơn thị trường.
Trong đó, ông Tất Thành Cang với vai trò là Phó bí thư Thường trực Thành ủy, là người đứng đầu, đã không báo cáo Ban thường vụ Thành ủy, tự ý bút phê vào tờ trình của Văn phòng Thành ủy, đồng ý cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển cho C๊ông ty Quốc Cườ🐽ng Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2.
Công ty Tân Thuận đã nhận của Quốc Cường Gia Lai 374 tỷ đồng cùng tiền thuế VAT là 23 tỷ đồng. Tuy nhiên, hợp đồng này sau đó bị hủy, Công ty Tân Thuận đã trả lại cho công ty Quốc Cường Gia Lai toàn bộ số tiền đã nhận cùng 21 tỷ đồng tiền lãi. Quá trình điều tra, Quốc Cường Gia Lai đã nộp số tiền 16,9/21 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều𝔍 tra.
HĐXX sơ thẩm cho rằng, số tiền thất thoát từ việc chuyển nಌhượng dự án Khu dân cư Phước Kiển là 154 tỷ đồng. Tuy nhiên, hợp đồng chuyển nhượng đã bị hủy, tài sản thất thoát đã thu hồi nên không xảy ra thiệt hại.
Bị cáo Trần Công Thiện là người có vai trò chính, xuyên suốt toàn bộ sai phạm ở hai dự án. Tòa xác định bị cáo là Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận và là thành viên Hội đồng thành viên - người được giao quản lý tài sản Nhà nước, thì phải biết việc c🌜huyển nhượng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bị cáo chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện hồ sơ, chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu 🅰dân cư Phước Kiển và một phần dự án Khu dân cư Ven Sông, cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m2. Sai phạm tại dự án này gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 53 tỷ đồng.
Hành vi sai phạm cꦯủa các bị cáo tại thời điểm c🉐huyển nhượng 2 dự án gây thất thoát cho Nhà nước tổng cộng 207 tỷ đồng. Đến thời điểm khởi tố vụ án, tiền lãi phát sinh khiến thiệt hại tăng lên 283 tỷ đồng.
Do một phần dự án Khu dân cư Ven Sông bán cho Quốc ﷺCường Gia Lai đã được xây dựng bàn giao cho người dân không có khả năng thu hồi. Tòa giao dự án này cho UBND TP HCM xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật, nhưng đề nghị UBND đảm bảo quyền lợi của các cư dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan.
Các bị cáo Trần Cô꧃ng Thiện, Phạm Văn Thông và những người liên quan đến sai phạm tại dự án này phải liên đới b꧙ồi thường lại cho Công ty Tân Thuận 283 tỷ đồng. Tòa tuyên thu hồi số tiền 16,9 tỷ đồng Công ty Quốc Cường Gia Lai đã nộp.
Về trách nhiệm hình sự, tòa tuyên phạt ông Cang 6 năm tù. Tổng hợp với bản án trước đó, bị cáo phải chấp hành hình ph💦ạt là 14 năm 6 tháng tù.
Với vai trò cầm đầu, bị cáo ꦬThiện lĩnh 13 năm tù. Các bị cáo khác nhận từ 3 đến 11 năm tù.
Tại tòa hôm nay, đại diện VKS, các bị cáo và người liên 🐲quan vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng nghị và kháng cáo.
Phiên xử kéo dài đến 4/4.
Hải Duyên