Vu Đan (Yu Dan) sinh năm 1965, là nhân vật hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, văn học, truyền bá văn hóa ở Trung Quốc. Hiện nay, bà là g🀅iáo sư, phó viện trưởng Viện Nghệ thuật và Truyền thông Đại học Sư phạ🧸m Bắc Kinh. Ngoài viết sách, Vu Đan còn là "quân sư" của ngành truyền hình Trung Quốc, có cống hiến không nhỏ trong lĩnh vực truyền bá văn hóa nước này ra thế giới.
Sách của Vu Đan là đúc rút của tác giả từ những trải nghiệm trong cuộc sống. Vu Đan biết chữ từ năm lên hai, đọc Luận ngữ từ thuở lên 4, hơn 5 tuổi tiếp xúc Hồng lâu mộng... Những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc ngấm vào Vu Đan. Lớn lên, những trải nghiệm trong đời, những quan sát về cuộc sống... đều được bà liên hệ với kiến thức của Nho gia, Đạo giáo, những điển cố, điển tích mà bà thuộc làu 🗹từ bé. Sự nhạy cảm nữ tính, kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn đạt tuyệt vời khiến Vu Đan dễ dàng xâu chuỗi, liên kết những câu chuyện. Từ đó, chân lý giản dị trong văn hóa cổ điển vượt qua khoảng cách không gian, thời gian, thức tỉnh tâm hồn người.
Năm 2006, Vu Đan thuyết trình 7 buổi trên Đài CCTV Trung Quốc về những suy nghĩ của bà về Luận ngữ. Những bài giảng này sau đó được soạn thành sách, lấy tiêu đề Vu Đan Luận ngữ tâm đắc (Tâm đắc của Vu Đan về Luận ngữ). Đến dịp tết Nguyên Đán 2007, giáo sư tiếp tục giảng trên CCTV những đúc kết của bà từ sách Trang Tử. Cuốn Vu Đan Trang Tử tâm đắc (Tâm đắc của Vu Đan về Trang Tử) cũng được soạn và phát hành sau đó.
Vu Đan Luận ngữ tâm đắc và Vu Đan Trang Tử tâm đắc là hai cuốn sách nổi tiếng của nữ giáo sư. Những đúc kết của Vu Đan khi đọc Luận ngữ, Trang Tử khiến nguời Trung Quốc giật mình nhìn lại kho báu văn học, triết học của họ. Người ta nhận ra rằng, trong xã hội phức tạp ngày nay, dù naܫm hay ๊nữ, dù già hay trẻ đều cần có một vị Khổng Tử, Trang Tử đồng hành, giúp con người xua bớt áp lực nặng nề từ cuộc sống. Vu Đan đã chứng minh, tác phẩm kinh điển không bao giờ bị quên lãng. Đọc những sách này, độc giả cảm thấy được thư giãn, cảm giác từng câu chữ trong tác phẩm như chạm đến sâu thẳm trái tim con người, khiến con người bao dung đón nhận lấy tất cả.
Năm 2011, Vu Đan xuất bản cuốn Thưởng thức cuộc sống. Vẫn là những điển tích quen thuộc nhưng tác giả thổi vào đó cảm nghĩ tinh tế, mới mẻ của bản thân, khiến độc giả tiếp cận những điều "đơn giản, nhàm chán" theo một cách khác. Vu Đan "thưởng thức cuộc sống" theo một cách rất xưa, đó là trà là rượu, là đàn, nhưng đọc tác phẩm, nhiều nguời giật mình: hóa ra những hoạt động bình thường, tưởng chừng như "vô nghĩa" lại có tác dụng to lớn nếu ta thực sự hiểu chúng. Tác phẩm được tờ Tân Kinh Báo chọn là một trong 50 cuốn sách hay nhất Trung Quốc năm 2011. Tờ báo này đưa ra bình luận: "Từ trước đến nay Vu Đan luôn suy nghĩ làm cách nào để đưa những tinh hoa của tư tưởng thời Tiên Tần áp dụng vào cuộc sống đương đại. Sau thời gian thai nghén 3 năm, cuốn Thưởng thức cuộc sống ra đời và mang đến đáp án - dùng thú vui sống của các danh sĩ cổ đại giải quyết "bệnh đô thị" ngày nay, đó là "bệnh" thiếu cảm giác hạnh phúc của con người. "Liều thuốc" mà Vu Đan kê kết tinh từ hiểu biết của bà về văn hóa truyền thống - vốn là sở trường của tác giả. Một tách trà, một bì🐓nh rượu, một cây đàn, những thứ này không xa vời, giá thành thấp, người người đều có thể chạm vào được, cảm nhận thấy được. Sách vì thế mà khiến độc giả thấy gần gũi, ấm áp".
Sau khi giảng trên CCTV về sách Luận ngữ, Vu Đan trở thành ngôi sao trong lĩnh vực văn hóa ở Trung Quốc. Khi các bài giảng được in thành sách, mức độ ảnh hưởng của giáo sư càng sâu rộng. Trong các lễ ký tên bán sách, người mua xếp hàng dài để chờ có được cuốn có chữ ký của tác giả, các buổi lễ ký tên kéo dài đến đêm khuya. Cuốn Vu Đan Trang Tử tâm đắc cũng đạt được kỳ tích về số lượng phát hành, 15 nghìn bản đã đuợc bán ra trong ngày đầu tiên. Chỉ trong vòng 13 ngày, Vu Đan Trang Tử tâm đắc đã bán được một triệu bản.
ꦜHiện tượng Vu Đan đặt ra câu hỏi, đâu mới là cách thích hợp nhất để truyền bá văn hóa Trung Quốc?
Thứ nhất, văn hóa ưu tú của Tru📖ng Quốc là kho báu tiềm tàng, một khi được khai quật, kho báu🔯 này sẽ mang đến sức mạnh tinh thần to lớn, giúp con người "khắc phục khó khăn cản trở, chiến thắng những lo lắng, ưu tư".
Thứ hai, con người cần những giọt sương thấm mát tâm hồn, có🔯 nhu cầu cấp t𝐆hiết đối với nền văn hóa truyền thống, đặc biệt là trong thời đại vật chất đủ đầy nhưng tinh thần khá nghèo nàn như hiện nay.
Thứ ba, Vu Đan thành công vì bà biết truyền đạt theo cách độc đáo của mình. Trước đây đã có rất nhiều người giảng về Luận ngữ, nhưng🦄 chưa ai dấy nên làn sóng ham mê lớn như Vu Đan làm đuợc.
Tuy nhiên, giáo sư cũng vấp phải phản đối kịch liệt cho những gì bà giảng giải về Luận ngữ, Trang Tử. Năm 2007, 10 tiến sĩ ở các trường đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa, Sư phạm Bắc Kinh, Trung Sơn... liên kết nhau tuyên bố "phản đối Vu Đan đến cùng". Những người này cho rằng, những gì giáo sư giảng trên truyền hình chỉ là "cái vỏ"của Luận ngữ, Trang Tử, giống như một thứ giáo trình soạn nhanh. 🔜Sách của bà sai biệt so với nội dung sâu xa của những tác phẩꦇm kinh điển, khiến độc giả hiểu sai về nội dung của những tác phẩm này. Những vị này yêu cầu Vu Đan xin lỗi toàn dân Trung Quốc.
Bên cạnh 𓂃đó, trong các buổi ký sách bán trực tiếp của Vu Đan, cũng có những người đến gây rối. Trong một buổi ký tặng, một người đàn ông mặc chiếc áo phông in dòng chữ "Khổng Tử rất lo lắng, Trang Tử rất tức giận" đến làm loạn, sau đó, anh ta bị bảo vệ đuổi ra khỏi nơi diễn ra hoạt động.
Sự thù ghét đối với Vu Đan đến nay vẫn chưa chấm dứt. Hôm 17/11, một buổi biểu diễn nghệ thuật diễn ra tại Đại học Bắc Kinh. Khoảng 10 nghệ sĩ danh tiếng tham gia vở kịch. Kết thúc vở diễn, Vu Đan được người dẫn chương trình mời lên "thay mặt 🐻khán giả phát biểu cảm nghĩ". Khi giáo sư bước lên khán đài, ở dưới rộ lên những tiế𝓀ng phản đối: "Vu Đan hãy xuống đi, bà không có quyền thay mặt chúng tôi phát biểu, bà không có tư cách đứng chung khán đài với các nghệ sĩ...".
"Công" và "tội" của Vu Đan vẫn còn là đề t⭕ài được bàn luận ở Trung Quốc. Dù không được tất cả độc giả ủng hộ, Vu Đan vẫn có ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực truyền bá văn hóa của Trung Quốc. Giáo sư triết học Thang Nhất Giới dành cho nữ giáo sư lời nhận xét: "Có chỗ sai sót nhưng Vu Đan đã làm được điều có ích cho xã hội là kết hợp văn hóa tinh anh với văn hóa đại chúng".
Hải Lan